Phóng sự điều tra

Vụ việc Trung tâm Ngoại ngữ SAS đóng cửa: Có dấu hiệu hình sự

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Hàng loạt Trung tâm Ngoại ngữ SAS (gọi tắt Trung tâm SAS) Đà Nẵng bất ngờ thông báo đóng cửa, dừng hoạt động, trả mặt bằng trong khi vẫn nợ lương và học phí của nhiều người lao động, học viên.
.
Hàng trăm công nhân bị nợ lương tại Công ty MVI làm đơn kiện ra tòa Công nhân rơi vào cảnh khốn khó vì Công ty MVI nợ lương nhiều tháng Trung tâm Ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên chật vật đi đòi nợ
Trung tâm SAS
Trung tâm SAS Đà Nẵng nợ lương hàng chục giáo viên và nhân viên trong nhiều tháng liền.

Để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến pháp lý của vụ việc này, phóng viên Cuộc sống an toàn đã trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.

Nhiều phương án để người lao động đòi lương

Về vấn đề nợ lương người lao động, nhân viên, Luật sư Vũ Ngọc Hà cho rằng về nguyên tắc khi các giáo viên, nhân viên làm việc tại trung tâm thì phải ký hợp đồng lao động. Với hợp đồng lao động cam kết giữa hai bên, khi người lao động thực hiện công việc của mình thì phía trung tâm phải thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền lương cho người lao động. Nếu trung tâm không chi trả lương cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Cũng theo Luật sư Hà, người lao động trung tâm này có nhiều phương án để đòi quyền lợi. Cụ thể trường hợp này là vi phạm pháp luật lao động nên người lao động có 3 cách để giải quyết.

Vụ việc Trung tâm Ngoại ngữ SAS có dấu hiệu hình sự
Trang mạng xã hội của Trung tâm SAS Đà Nẵng lập ra để tương tác với học viên.

“Cách thứ nhất, người lao động có thể làm đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu phía trung tâm có trách nhiệm chi trả lương cho người lao động. Cách thứ hai, người lao động có thể làm đơn khiếu nại về việc trung tâm không chi trả tiền lương. Khi người lao động khiếu nại, trước tiên họ sẽ làm đơn gửi cho trung tâm trong thời hạn 30 ngày. Sau thời hạn đó, nếu trung tâm không giải quyết thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét giải quyết.

Cách thứ ba, hiện nay trong Bộ Luật Lao động năm 2019 có điểm mới về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động. Theo đó, người lao động có quyền làm đơn gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hòa giải, nếu hòa giải không thành thì người lao động có quyền gửi đơn cho Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh/thành, cụ thể ở đây là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng. Đây là 3 cách mà người lao động có thể đòi quyền lợi”, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai cho biết.

Luật sư Hà cũng cho rằng, về việc ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English (đơn vị quản lý của Trung tâm SAS) không liên lạc được thì theo quy định của pháp luật, người lao động làm việc cho đơn vị sử dụng lao động nào thì đơn vị đó là người sử dụng lao động. Giám đốc chỉ là người đại diện cho công ty vì vậy người lao động hoàn toàn có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại trung tâm.

Trong trường hợp Giám đốc không liên lạc được thì sẽ gây khó khăn cho các cơ quan và tòa án giải quyết vụ việc vì người đại diện của đơn vị sử dụng lao động không có. “Ở đây, người lao động phải làm việc với công ty đóng tại TP. HCM là đơn vị quản lý các Trung tâm SAS. Nếu như Giám đốc điều hành hiện tại không thể liên lạc được thì có thể bổ nhiệm Giám đốc mới hoặc cử đại diện vào Đà Nẵng để xử lý vấn đề”, ông Hà giải thích.

Trung tâm SAS
Thông báo ngừng hoạt động được đăng tải trên trang mạng xã hội của trung tâm vào ngày 11/10.

Có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản

Phóng viên Cuộc sống an toàn cũng đã trao đổi với ông Vũ Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English, đơn vị quản lý các Trung tâm SAS tại Đà Nẵng. Theo lời vị Phó Giám đốc này thì ông cũng chỉ là nhân viên của công ty và chỉ làm về công tác quản lý nội dung. Ông không có thẩm quyền đại diện để xử lý vụ việc và cũng không có quyền bầu hay đề xuất người khác đứng ra giải quyết, chỉ có ông Đỗ Văn Quản mới có thể giải quyết được quyền lợi cho học viên.

“Bản thân tôi chỉ là nhân viên công ty và cũng đang bị nợ lương. Hiện nay, tôi cũng không liên lạc được với ông Quản”, ông Anh cho biết.

Cũng theo chia sẻ của nhân viên Trung tâm SAS tại Đà Nẵng, sau khi nhận được học phí của học viên, các chi nhánh đều chuyển tiền cho ông Quản. Đến nay, nhiều học viên đã nộp đầy đủ tiền học phí nhưng vẫn chưa được học buổi nào.

Trung tâm SAS
Hàng loạt các trung tâm tại Đà Nẵng đóng cửa trả mặt bằng, người lao động và học viên không thể liên hệ với Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English (đơn vị quản lý Trung tâm SAS) để giải quyết vấn đề lương và học phí.

Trao đổi về trường hợp này, Luật sư Vũ Ngọc Hà nhận định nếu ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English mất liên lạc hoặc bỏ trốn thì có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản và có thể xem xét yếu tố hình sự.

“Khi ông Quản thành lập trung tâm thì tất cả tiền của các chi nhánh chuyển về phải qua trung tâm chứ không thể qua cá nhân. Trong trường hợp ông Quản chỉ đạo các trung tâm chuyển tiền vào tài khoản cá nhân và ông ấy bỏ trốn, không đứng ra giải quyết vấn đề liên quan đến lương của người lao động và học phí của học viên thì có dấu hiệu vi phạm hình sự. Trong trường hợp này, người lao động và học viên của trung tâm có thể làm đơn tố cáo ra Công an về hành vi vi phạm của ông Quản, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự”, Luật sư Hà nhận định.

Trung tâm SAS
Biên lai thu học phí của trung tâm.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng phải phối hợp điều tra với cơ quan chức năng

Theo Luật sư Hà, khi công ty thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cấp phép hoạt động thì đơn vị này cũng có trách nhiệm quản lý, giám sát. Về nguyên tắc hoạt động, trung tâm muốn thành lập phải có người quản lý của chi nhánh, sở phải nắm bắt, kiểm tra, xác minh những vấn đề này. Hơn nữa, vụ việc này liên quan quyền lợi các cá nhân học viên và người lao động nên Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng không thể đại diện để giải quyết quyền lợi mà sẽ phối hợp điều tra với cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Trước đó, như Cuộc sống an toàn đã đưa tin, nhiều giáo viên, nhân viên của Trung tâm SAS chi nhánh Đà Nẵng “tá hỏa” khi bị nợ lương nhiều tháng, các học viên cũng “hoang mang” vì nộp đủ tiền nhưng chưa học buổi nào thì trung tâm đóng cửa. Không chỉ tại Đà Nẵng, gần 70 chi nhánh khác của Công ty TNHH Giáo dục Master English ở khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc cũng đột ngột dừng hoạt động. Hiện nay, hàng ngàn học viên, người lao động vẫn đang trông chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Đừng để nỗi sợ Covid biến thành “cát cứ” Đừng để nỗi sợ Covid biến thành “cát cứ”

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long vừa khuyến cáo “"Chúng tôi lo ngại nguy cơ bùng phát dịch rất lớn trong thời gian ...

Công đoàn Xây dựng VN kịp thời chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19 Công đoàn Xây dựng VN kịp thời chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19

Trước tình hình bùng phát của đại dịch Covid-19 lần thứ tư, Công đoàn Xây dựng VN làm tốt công tác chăm lo, thăm hỏi, ...

Kết quả cuộc thi “Vòng tay công đoàn” lần thứ nhất Kết quả cuộc thi “Vòng tay công đoàn” lần thứ nhất

Ngày 18/10, Ban tổ chức đã công bố các giải thưởng của cuộc thi viết “Vòng tay công đoàn”. Có 20 tác phẩm, của 18 ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm