Kinh tế - Xã hội

Trung tâm Ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên chật vật đi đòi nợ

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Nhiều giáo viên, nhân viên của Trung tâm Anh ngữ Thế hệ mới - Saigon American English (SAS) chi nhánh Đà Nẵng “tá hỏa” khi bị nợ lương nhiều tháng, các học viên cũng “hoang mang” vì nộp đủ tiền nhưng chưa học buổi nào thì trung tâm đã thông báo đóng cửa.
Hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của đoà9n viên Công đoàn trường là chỗ dựa vững chắc của tập thể giáo viên, đoàn viên Giáo viên, học sinh mừng rỡ quay trở lại Đà Nẵng chờ ngày tựu trường
Trung tâm SAS thuộc Công ty TNHH giáo dục Master English thành lập năm 2015, là đơn vị chuyên về mảng giáo dục ngoại ngữ, có trụ sở chính tại quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) và có hơn 60 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước như: Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng…

Tại Đà Nẵng, Trung tâm SAS có 4 cơ sở gồm: số 383 Nguyễn Văn Linh, số 84 Nguyễn Hữu Dật, số 601 Điện Biên Phủ, số 80 Chi Lăng.

Trung tâm ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên tá hỏa đòi nợ
Trụ sở của Trung tâm SAS Đà Nẵng chi nhánh Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).

Ròng rã nhiều tháng đòi lương

Chị Mai Thị Như Quỳnh, giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm SAS đã “gõ cửa” cơ quan chức năng để mong muốn đòi được khoản lương bị nợ trong nhiều tháng qua. Chị Quỳnh là giáo viên hợp đồng có thời hạn 2 năm tại Trung tâm SAS, bắt đầu từ tháng 7/2020.

Theo chị Quỳnh khi làm việc tại đây được khoảng 4 tháng (tháng 11/2020) thì trung tâm bắt đầu có tình trạng nợ lương giáo viên và nhân viên tại các chi nhánh. Vì dịch bệnh, việc giảng dạy bị gián đoạn nhưng sau khi các hoạt động dạy học được nối lại thì tình trạng nợ lương vẫn tiếp diễn. Phải đến tháng 3 – 4/2021, các khoản lương tháng 11-12/2020 mới được thanh toán và nợ lại các tháng lương mới. Đến cuối tháng 4/2021, khi thành phố Đà Nẵng tiến hành giãn cách để phòng chống dịch, trung tâm phải đóng cửa tạm thời thì chị Quỳnh cũng dừng dạy từ đó đến nay.

Hiện nay, nhóm giáo viên, nhân viên tại 4 chi nhánh ở Đà Nẵng của Công ty TNHH giáo dục Master English đã tập hợp danh sách những người bị nợ lương. Danh sách này có 27 người, tuy nhiên, trên thực tế, chị Quỳnh cho biết có khoảng 50 giáo viên và nhân viên đang làm việc bị nợ lương. Người bị nợ lương ít nhất là hơn 4 triệu, đơn cử có một số giáo viên người nước ngoài bị nợ lương nhiều nhất với khoảng từ 45 - 50 triệu đồng.

“Tôi bị nợ 15 triệu đồng tiền lương. Đến nay thì cả 4 cơ sở của trung tâm đều đóng cửa khiến chúng tôi không biết phải hỏi ai. Tất cả đều là mồ hôi, nước mắt và nỗ lực của mỗi người trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này, trung tâm không thể quỵt như vậy được”, chị Quỳnh bức xúc.

Cũng theo chị Quỳnh, khi chị cùng một số giáo viên ở Đà Nẵng tham gia vào nhóm giáo viên ở các tỉnh thành trong cả nước thì mới “tá hỏa” khi biết Công ty còn nợ lương giáo viên, nhân viên tại nhiều chi nhánh khác nhau.

Trung tâm ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên tá hỏa đòi nợ
Nhiều giáo viên bị nợ lương từ 4 triệu đến 50 triệu đồng.

Từ tháng 6/2021, chị Quỳnh đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến trụ sở chính của Công ty TNHH giáo dục Master English tại quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) để yêu cầu trả lương nhưng chỉ nhận về những lời hứa.

“Lần đầu, tôi có gửi đơn khiếu nại lên CEO của công ty là ông Đỗ Văn Quản từ đầu tháng 6/2021 thì được ông hứa sẽ trả lương trong vòng 1 tuần, nhưng sau đó im lặng. Tôi tiếp tục gửi đơn khiếu nại, liên hệ qua số điện thoại di động cũng như Facebook của ông Quản đều không nhận được hồi đáp. Tôi cũng đã gửi đơn khiếu nại lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng”, chị Quỳnh cho hay.

Sau đó, chị Quỳnh tiếp tục gửi đơn tố cáo đến Công an TP Đà Nẵng. Trưa ngày 15/10/2021 cơ quan cảnh sát điều tra đã có thông báo về việc nhận được đơn của chị Quỳnh và đang tiến hành gửi công văn hướng dẫn.

Học viên hoang mang nhận tin trung tâm đóng cửa

Không chỉ với các giáo viên và nhân viên tại trung tâm, các học viên ở đây cũng bất ngờ, hoang mang khi nhận được thông tin đóng cửa trung tâm thông qua mạng xã hội.

Ngày 11/10, trên fanpage có tên gọi English4U Danang có thông báo dừng hoạt động.

Trung tâm ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên tá hỏa đòi nợ
Thông báo ngừng hoạt động trung tâm trên fanpage English4U Đà Nẵng.

Theo đó, quản lý fanpage cho biết: “Fanpage English4U Đà Nẵng do các bạn nhân viên tại trung tâm thành lập ra để tiện hỗ trợ trao đổi thông tin, giải đáp các vấn đề liên quan đến khóa học của học viên”.

Tháng 5/2021, toàn bộ nhân viên của chi nhánh tạm ngừng làm việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước và đến nay là chính thức đóng cửa trung tâm.

Về vấn đề liên quan học phí của học viên, theo thông báo trên trang này, toàn bộ tiền học phí của học viên khi đăng ký đều được nhân viên chuyển về cho công ty, cụ thể là Giám đốc – CEO Đỗ Văn Quản.

“Vì nhận được thông báo từ Giám đốc sẽ tiếp tục hoạt động sau khi Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng có văn bản chính thức. Nhưng hiện giờ toàn bộ nhân viên hệ thống không một ai có thể liên lạc được với Giám đốc. Và có rất nhiều thông tin là ông đã bỏ đi nơi khác”, trang này thông báo.

Thông tin từ trang này cũng khẳng định, không chỉ học viên, giáo viên mà nhân viên làm việc tại trung tâm đều là nạn nhân của vụ việc này.

Bất ngờ nhận được thông báo, nhiều học viên chạy đến trung tâm thì thấy nơi đây đã đóng cửa trong nhiều tháng qua. Theo phản ánh của chị Trần Bình Thiện Phước (Hải Châu, Đà Nẵng), từ tháng 3/2020, chị đến đăng ký 2 khóa học tiếng Anh S2, S3 tại trung tâm trên đường Nguyễn Hữu Dật và đóng 4 triệu 150 nghìn đồng.

Đến nơi đăng ký thì chị Phước được nhân viên tư vấn hướng dẫn chỉ cần liên hệ với bạn phụ trách khóa học và người đó sẽ theo suốt lộ trình học nên không cần làm việc với người khác.

Sau thời gian đăng ký, chưa kịp xếp lịch học thì dịch bệnh bùng phát, trung tâm cũng thông báo sẽ dời lịch học và có tin nhắn gửi các học viên bằng số hotline.

“Thời điểm đó, tôi vẫn liên hệ được với người phụ trách của mình và được bạn đó thông báo rằng sẽ được dời lịch học. Hơn nữa, trung tâm lại rất gần nhà và thời điểm dịch bệnh không thể mở lớp được nên tôi rất tin tưởng”, chị Phước cho biết.

Trung tâm ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên tá hỏa đòi nợ
Tin nhắn cuối cùng chị Phước còn liên hệ được với người phụ trách.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2021, khi tình hình dịch tại Đà Nẵng được kiểm soát, chị Phước liên hệ lại trung tâm qua số hotline và người phụ trách thì không nhận được hồi đáp. Chị đến tận nơi thì được biết trung tâm đóng cửa nhiều tháng qua.

“Đến hiện tại tôi chỉ được biết thông báo về trung tâm ngừng hoạt động qua thông báo trên fanpage mà không có ai liên hệ giải thích gì thêm”, chị Phước nói.

Trung tâm ngoại ngữ SAS bất ngờ đóng cửa, giáo viên và học viên tá hỏa đòi nợ
Phiếu thu đã đóng đầy đủ học phí của chị Phước.

Cũng chung hoàn cảnh với chị Phước, chị Nguyễn Thị Kiều Diễm (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) lo lắng khi không liên hệ được với trung tâm. Chị Diễm biết đến trung tâm thông qua lời giới thiệu của em gái (cũng là học viên tại đây và mới học được vài buổi).

“Ngày 28/4, tôi biết trung tâm có chương trình giảm giá nên đến đăng ký học cho con trai mình và nộp tiền học 3 khóa là 7 triệu 350 nghìn đồng. Khi đó, trung tâm thông báo là qua lễ sẽ có lớp, tuy nhiên dịch bệnh bùng phát nên con tôi vẫn chưa đi học buổi nào. Đến nay thì trung tâm thông báo đóng cửa, tôi không biết phải liên hệ ai”, chị Diễm lo lắng.

Cũng theo chị Diễm, thời điểm dịch bệnh, ai cũng khó khăn nhưng vì con thích được học tiếng Anh nên chị đã vay mượn để đăng ký lớp học cho con. Đến nay, mỗi tháng, chị Diễm vẫn phải lo trả nợ!

“Dịch bệnh khó khăn, chúng tôi phải rất vất vả mới có được tiền lo cho các con học hành nên mong muốn lớn nhất của tôi là đòi lại được khoản tiền đã nộp”, chị Diễm chia sẻ.

Để nắm thêm thông tin về sự việc, phóng viên Cuộc sống an toàn đã gọi đến số điện thoại của ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English, tuy nhiên, số điện thoại này hiện đã khóa máy. Hiện nay, các giáo viên, nhân viên và học viên tại đây không ai liên hệ được với ông Quản.

Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết đã nắm được thông tin về việc Trung tâm SAS ngừng hoạt động thông qua mạng xã hội và hiện vẫn đang xác minh làm rõ.

Bên cạnh đó, liên quan đến thông tin Công ty TNHH giáo dục Master English (đơn vị chủ quản của Trung tâm SAS) bị tố nợ lương giáo viên, nhân viên và trốn tránh trách nhiệm với học viên, vị Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết Sở cũng đã nắm thông tin trên. Hiện nay, tại Đà Nẵng chỉ có các chi nhánh, văn phòng chính của trung tâm nằm tại TP Hồ Chí Minh.

"Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, khi có đơn tố cáo của học viên, giáo viên gửi cơ quan chức năng và Sở được yêu cầu phối hợp thì chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, vụ việc vẫn đang chờ sự xác minh của các cơ quan chức năng", ông Linh cho biết.

Lời kể của những công nhân thoát chết sau vụ nổ ở Bắc Ninh Lời kể của những công nhân thoát chết sau vụ nổ ở Bắc Ninh

Một ngày sau vụ nổ lò khí hoá tại Công ty cổ phần Gạch ốp lát BNC, dù vết thương đã tạm ổn định, song ...

Ngày bình thường sao mà vui thế! Ngày bình thường sao mà vui thế!

Hôm nay là một ngày bình thường. Hôm nay không có data, không có lễ Tết gì. Hôm nay cũng không là ngày nghỉ cuối ...

Lễ kết nạp Đảng viên đặc biệt của nam điều dưỡng tại tâm dịch TP HCM Lễ kết nạp Đảng viên đặc biệt của nam điều dưỡng tại tâm dịch TP HCM

Điều dưỡng Nguyễn Thành Trung - làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế. Sau nhiều năm phấn đấu đến ngày 11/10, anh đã chính ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm