Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn
An toàn, vệ sinh lao động

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.
Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Theo Công an quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội), khoảng hơn 10 giờ ngày 15/4/2024, tại ngôi nhà số 22 ngõ Tức Mặc, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm 4 công nhân thương vong.

Trong đó, 2 nạn nhân tử vong được xác định gồm N.V.T. (23 tuổi, trú tại TP Hà Nội) và H.V.B. (32 tuổi, trú tại tỉnh Kiên Giang).

Công trình nơi xảy ra tai nạn là ngôi nhà hình ống cao 7 tầng, diện tích 148m2. Công trình thuộc hạng mục sửa chữa, không phải xây mới.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn lao động. Ảnh: TL

Vào thời điểm trên, các công nhân đang sửa chữa mái kính khu vực giếng trời (có diện tích 18m2) tại toà nhà này thì bất ngờ gặp sự cố, kính vỡ khiến nhiều người rơi xuống dưới. Ngay sau đó, nhiều người và xe cứu thương đến ngõ Tức Mặc và đưa các nạn nhân ra ngoài.

Được biết, nhóm công nhân đã làm việc tại toà nhà này từ 3 ngày trước. Công trình sửa chữa do nhà thầu tư nhân đảm nhận.

Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn về vụ việc trên, Thạc sĩ Trần Xuân Hiển - Trung tâm Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Cục An toàn lao động cho biết, làm việc trên cao là dạng công việc phổ biến đặc trưng trong lĩnh vực thi công xây dựng, cùng với các lĩnh vực sửa chữa - lắp đặt trong các ngành công nghiệp khác.

Trước nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, trong những năm gần đây, tai nạn lao động do ngã cao là một trong những tại nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam và trên thế giới.

Hiện nay, Việt Nam chưa có quy chuẩn/tiêu chuẩn quy định cụ thể về an toàn làm việc trên cao trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, do vậy quy định về khái niệm này chưa được thống nhất cụ thể.

Tuy nhiên, các quy định về làm việc trên cao đã được quy định ở một số văn bản thuộc các bộ/ngành quản lý những công việc có nguy cơ mất an toàn cao.

Trong đó, tại TCVN 5308: 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, Bộ Xây dựng quy định: Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn (theo khoản 1.14, Mục 1).

Tương tự, tại Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng (QCVN 18:2014/BXD, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định: Khi làm việc trên cao (từ 2m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây an toàn (theo khoản 2.1.5, Mục 2).

Kinh nghiệm của những công nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cho biết, dây đeo an toàn chính là cứu cánh sinh mạng cho những người thợ làm việc trên cao.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn
Dây đeo an toàn cho công nhân ngành Xây dựng. Ảnh: garan.vn

Anh Nguyễn Văn Sinh (SN 1983, chủ thầu tư nhân, chuyên thi công lắp nhôm kính cho các công trình, toà nhà ở khu vực huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) chia sẻ, để an toàn, người thợ cần có sức khoẻ, tay nghề cao và đặc biệt thận trọng trong thao tác. Chỉ một phút lơ là, chủ quan, để sơ sẩy sẽ không có cơ hội làm lại vì công việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro.

Anh Sinh phân tích, qua nghe thông tin vụ tai nạn lao động có thể thấy, mái kính lắp đặt ở vị trí rất cao (tầng 7 của tòa nhà). Với đặc điểm của mái kính thì khung sắt là bộ phận chịu lực chính, nếu không được thi công đúng kỹ thuật, thiếu phẳng phiu, xuất hiện điểm gồ ghề sẽ trở thành phần tạo lực dội lên kính, khiến kính bị vỡ.

Nếu là kính cường lực thì khi thi công phải được lắp đặt đúng cách, có khoảng cách phù hợp để có thể giãn nở khi nhiệt độ thay đổi. Nếu các tấm kính được xếp san sát nhau, khoảng cách giữa các cạnh khớp nối quá hẹp, kính sẽ bị ép vỡ khi nhiệt độ tăng cao, giãn nở.

Trên thực tế không ít người lầm tưởng rằng kính cường lực không thể vỡ nên chủ quan, di chuyển, tác động lực lên mặt kính không đúng cách cũng gây vỡ, nổ... Nếu đi trên mặt kính, người thợ có thể tác động lên một lực khiến kính vỡ, gây tai nạn. Tình huống sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi người lao động chủ quan không sử dụng dây đeo an toàn.

Do vậy, trong suốt quá trình thi công, anh Sinh luôn chú trọng lựa chọn công nhân có kinh nghiệm làm việc trên cao - nơi tiềm ẩn rủi ro; đồng thời phải có người quản lý, giám sát, nhắc nhở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ lao động. Trước khi thi công, làm việc trên cao phải trang bị đầy đủ dây đeo an toàn.

Nhận biết nguy cơ cháy nổ trong khai thác than để phòng ngừa hiệu quả Nhận biết nguy cơ cháy nổ trong khai thác than để phòng ngừa hiệu quả

Ngành Than ở Quảng Ninh từng xảy ra một số vụ cháy nổ khí mê - tan gây ra hệ luỵ thảm khốc. Mới đây ...

Đẩy mạnh phong trào người Dầu khí làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động Đẩy mạnh phong trào người Dầu khí làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công đoàn Dầu khí Việt Nam vừa phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 ...

Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ...

Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Xem thêm