Phóng sự điều tra

Vụ nhiễm độc thiếc: Vì sao Công ty Quảng Phong bị đình chỉ hoạt động?

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam (Công ty Quảng Phong), nơi từng xảy ra vụ nhiễm độc thiếc vào năm 2020 khiến 01 công nhân tử vong, nhiều công nhân cấp cứu, điều trị trong tình trạng nguy kịch hiện vẫn đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động sản xuất.
Vụ nhiễm độc thiếc: Vì sao Công ty Quảng Phong bị đình chỉ hoạt động?
Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam đang bị đình chỉ hoạt động sản xuất do vi phạm về môi trường.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Quảng Phong do ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ký ngày 24/8/2021. Theo đó, công ty này bị phạt trên 750 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất 225 ngày (7,5 tháng) do 10 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Công ty Quảng Phong dù hoạt động sản xuất chính thức từ tháng 01/2019 nhưng không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

Công ty thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoạt động nghiền phế liệu phát sinh từ quá trình sản xuất không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu tại Khoản 5 Điều 2 Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Nhà máy sản xuất các loại rèm, ga giường, khăn bàn tại Cụm công nghiệp Ngũ Hùng - Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương".

Vụ nhiễm độc thiếc: Vì sao Công ty Quảng Phong bị đình chỉ hoạt động?
Môi trường làm việc tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam.

Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại chưa có biển báo, dấu hiệu cảnh báo, mã chất thải.

Xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp lưu lượng nước thải từ 40m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60m3/ngày (24 giờ).

Không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho 160 người lao động.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho 38 người lao động (làm việc tại bộ phận nghiền liệu) chưa đầy đủ.

Không bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ nhiễm độc thiếc: Vì sao Công ty Quảng Phong bị đình chỉ hoạt động?
Công nhân nhiễm độc thiếc tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam.

Không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Vẫn còn công nhân nhiễm độc thiếc chưa nhận bồi thường

Như Cuộc sống an toàn đã thông tin, tháng 7/2020, 05 công nhân của Công ty Quảng Phong được phát hiện nhiễm độc thiếc với nồng độ rất cao trong máu và nước tiểu, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai.

ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định nguồn phơi nhiễm ngay tại nhà máy.

Sau khi có thông báo về các ca bệnh từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Công ty Quảng Phong đưa 15 công nhân đến khám sàng lọc phát hiện bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Kết quả khám sàng lọc cho thấy có 7/15 người có lượng Kali, PH máu giảm (đều làm việc tại bộ phận nghiền liệu).

Vụ nhiễm độc thiếc: Vì sao Công ty Quảng Phong bị đình chỉ hoạt động?
01 công nhân tử vong do nhiễm độc thiếc tại Công ty Quảng Phong.

Qua khám sàng lọc phát hiện sớm nhiễm độc thiếc cho 182 người đã và đang làm việc tại các bộ phận có nguy cơ cao nhiễm độc thiếc, cho thấy công nhân có triệu chứng thần kinh như: đau đầu, chóng mặt (37,9%), mất ngủ (25%), giảm trí nhớ (35,7%),...

Xét nghiệm cho thấy số người bị hạ Kali máu ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm tỷ lệ rất cao (65,9%), trong đó có 13 người có Kali máu giảm ở mức trung bình là từ 1,84 mmol/l đến 03 mmol/l. Các chuyên gia đánh giá, đây là những dấu hiệu chỉ báo có nguy cơ nhiễm độc thiếc.

Hầu hết các nạn nhân bị nhiễm độc thiếc nặng, phải đi viện điều trị trong thời gian dài đã nhận tiền bồi thường từ phía công ty. Tuy nhiên, mới đây có 04 công nhân gửi đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan Trung ương và địa phương, phản ánh việc công ty bồi thường không thỏa đáng, đồng thời tố công ty này chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Công nhân nhiễm độc thiếc sống lay lắt chờ bồi thường Công nhân nhiễm độc thiếc sống lay lắt chờ bồi thường

Trong khi người lao động đang giành giật sự sống do bị nhiễm độc thiếc tại nhà máy, Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam ...

Cảnh báo: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản quỵt tiền người lao động Cảnh báo: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản quỵt tiền người lao động

Một số công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang bị tố cáo không đưa được người lao động đi làm việc tại Nhật Bản ...

Cảnh báo về siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Cảnh báo về siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Ngày 26/11, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19, ông David Nabarro cho rằng biến thể mới của virus ...

Đọc nhiều

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm