An toàn, vệ sinh lao động

Vụ lật xe khách ở Bắc Giang: Công nhân đang ngủ khi xảy ra tai nạn

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Anh Luân Văn Tình - một nạn nhân trong vụ lật xe khách tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết, lúc tai nạn xảy ra, nhiều công nhân đang ngủ vì họ thường đón xe rất sớm để đến công ty kịp giờ làm.
Công nhân bị đứt lìa cánh tay có hoàn cảnh gia đình khó khăn

Xe khách bị lật lúc công nhân đang ngủ

Hôm nay (9/8), anh Luân Văn Tình - một nạn nhân trong vụ lật xe khách chở 21 công nhân tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) được xuất viện. Sau 1 tuần điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn, các vết thương ở tay của anh đã dần hồi phục.

Anh Tình đang sinh sống tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Vợ chồng anh có 2 con (đều dưới 5 tuổi). Gia đình anh không trồng lúa, trồng rau, chỉ trồng vải thiều. Năm ngoái, vườn vải nhà anh bị mất mùa. Trong khi đó, tiền phân bón, thuốc trừ sâu rất tốn kém. Nếu không làm công nhân, anh không có tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con. Vợ anh bận chăm sóc con nhỏ, không thể làm thêm. Hằng tháng, nếu không tăng ca, thu nhập của anh Tình đạt từ 8 đến 9 triệu đồng/tháng.

"Tháng nào tăng ca thì đủ chi tiêu. Tháng nào không tăng ca thì thiếu trước, hụt sau. Nhưng dù sao, thu nhập từ việc làm công nhân đã giúp gia đình tôi trang trải cuộc sống hằng ngày" - anh Tình tâm sự.

Vụ lật xe khách ở Bắc Giang: Công nhân đang ngủ khi xảy ra tai nạn
Chị L.T.Liên, một nạn nhân trong vụ lật xe khách được sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: THÀNH LONG

Anh Tình kể, vì phải đón xe từ sáng sớm cho kịp giờ làm việc nên các công nhân đều tranh thủ ngủ trên đường đến Công ty. Hôm xảy ra tai nạn (3/8), các công nhân cũng đang ngủ. Khi chiếc xe khách bị lật, đổ xuống vườn cam thì mọi người mới giật mình tỉnh giấc. Số công nhân bị thương nặng hơn đều ngồi ở bên phải của chiếc xe khách. Riêng anh Tình bị rách tay và dập gân tay.

Theo anh Tình, chiếc xe khách trên do các công nhân cùng bỏ tiền thuê đưa đón hằng ngày. Sáng sớm, anh Tình đi hơn 1km đến điểm đón tại Quốc lộ 31 (đoạn qua huyện Lục Ngạn) chờ xe. Số tiền phải đóng cho nhà xe là 1.100.000 đồng/người/tháng. Anh được Công ty hỗ trợ tiền xăng xe 300.000 đồng/tháng. Anh và các công nhân khác hợp đồng thuê xe từ tháng 8/2021. Đây là vụ tai nạn đầu tiên từ khi các công nhân thuê dịch vụ từ chiếc xe này.

"Ban đầu, tôi rất bình tĩnh và nhanh chóng thoát khỏi xe bằng sự trợ giúp của người dân và lực lượng chức năng. Nhưng khi được biết có một nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay, tôi cảm thấy sợ" - anh Tình chia sẻ.

Theo Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn, chị L.T. Liên (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) - nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay vẫn đang phải nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hằng ngày, chị được y, bác sĩ kiểm tra, tháo băng, vệ sinh chỗ bị thương. Chị đã ăn uống, trò chuyện được nhưng hiện sức khỏe còn yếu.

Hai công nhân bị thương khác được Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang để điều trị. Hai công nhân bị thương còn lại (trong đó có anh Tình) đã được xuất viện. Hầu hết các công nhân bị thương trong vụ lật xe khách nói trên đều là lao động phổ thông, có hoàn cảnh khó khăn.

Vụ lật xe khách ở Bắc Giang: Công nhân đang ngủ khi xảy ra tai nạn
Hiện trường vụ lật xe khách chở 21 công nhân. Ảnh: HỮU HẢI

Trách nhiệm của người sử dụng lao động với các nạn nhân trong vụ lật xe khách

Theo luật sư Nguyễn Mạnh Thông - Văn phòng luật sư Đông Nam Á, để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, trước hết, cần có biên bản của cơ quan chức năng và người sử dụng lao động kết luận vụ tai nạn giao thông nói trên được coi là tai nạn lao động.

Khi đã xác định được vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động thì căn cứ vào kết quả giám định y khoa xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp.

Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định:

“Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này”.

Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong đó, khoản 5 quy định người sử dụng lao động: “Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng”.

Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động không phải chi trả chi phí y tế trong thời gian người lao động nghỉ điều trị. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

"Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động".

Do đó, công đoàn cơ sở có thể đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động trả lương và chi phí y tế trong thời gian người lao động nghỉ điều trị. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải làm hồ sơ gửi đến Trung tâm Giám định Y khoa cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh (trực tiếp là Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) để làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Theo đồng chí Lâm Quốc Bắc - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Lục Ngạn, LĐLĐ huyện đã đến hỏi thăm sức khỏe của các công nhân bị thương, tặng quà, động viên họ cố gắng điều trị, khắc phục khó khăn. Theo kế hoạch, LĐLĐ huyện sẽ đến thăm và hỗ trợ cho nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay sau khi chữa trị xong và trởvề địa phương.

"Việc quan tâm, thăm hỏi, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động là hoạt động thường xuyên của LĐLĐ huyện. Hoạt động này có ý nghĩa thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động, thể hiện sự đồng hành của tổ chức Công đoàn đối với người lao động trước những khó khăn, hoạn nạn" - đồng chí Lâm Quốc Bắc cho biết.

Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ

Ngày 27/7, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi đang làm ...

Báo động an toàn y, bác sĩ: Sau bóp cổ là một cú đâm Báo động an toàn y, bác sĩ: Sau bóp cổ là một cú đâm

Một bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa thoát một cú đâm trong tích tắc. Người thực hiện hành vi đe dọa ...

Đông trùng hạ thảo bán với giá Đông trùng hạ thảo bán với giá "trên trời" thực chất chỉ là nhộng trùng thảo?

Vì sự khác biệt rõ ràng của “Đông trùng hạ thảo” với “Nhộng trùng thảo”, GS. Bùi Công Hiển cho rằng không nên “đánh lận ...

Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Xem thêm