Vụ Công đoàn Đà Nẵng khởi kiện DN đòi quyền lợi cho 62 lao động: 7 nguyên đơn đầu tiên "thắng kiện"
Pháp luật

Vụ Công đoàn Đà Nẵng khởi kiện DN đòi quyền lợi cho 62 lao động: 7 nguyên đơn đầu tiên "thắng kiện"

NGUYỄN LUẬN - CTV
Tác giả: NGUYỄN LUẬN - CTV
Ngày 26/8/2024, ngày đầu tiên xét xử, Hội đồng Xét xử TAND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng tuyên án, yêu cầu Công ty có trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản nợ cho 7/62 nguyên đơn ngay sau khi bản án có hiệu lực.

Đây là vụ kiện mà LĐLĐ TP. Đà Nẵng, Công đoàn Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng (KCNC và CKCN) đại diện cho 62 công nhân đã khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng đòi quyền lợi về tiền lương, trợ cấp thôi việc do Công ty này nợ, từng hòa giải không thành.

Vụ Công đoàn Đà Nẵng khởi kiện DN đòi quyền lợi cho 62 lao động: 7 nguyên đơn đầu tiên
Toàn cảnh phiên tòa ngày 26/8. Ảnh: NGUYỄN LUẬN-CTV.

Ngày 26/8, TAND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng chính thức mở các phiên xét xử vụ 62 công nhân kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng.

Cụ thể, 62 công nhân từng làm việc tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng ủy quyền cho LĐLĐ TP. Đà Nẵng, và Công đoàn KCNC và CKCN Đà Nẵng đại diện khởi kiện. Các công nhân muốn đòi quyền lợi về tiền lương Công ty còn nợ và tiền trợ cấp thôi việc.

Tại tòa, ông Nguyễn Chánh, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng đã trình bày những khó khăn của Công ty và mong muốn được trả các khoản nợ thành 2 đợt, cụ thể vào tháng 1/2025 và tháng 1/2026.

Vụ Công đoàn Đà Nẵng khởi kiện DN đòi quyền lợi cho 62 lao động: 7 nguyên đơn đầu tiên
Đại diện LĐLĐ TP. Đà Nẵng, và Công đoàn KCNC và CKCN Đà Nẵng tại tòa. Ảnh: NGUYỄN LUẬN-CTV.

Tại phiên tòa, phía LĐLĐ TP. Đà Nẵng không đồng ý với nguyện vọng giãn nợ, yêu cầu Công ty thanh toán các khoản nợ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc cho công nhân theo đúng quy định pháp luật.

Dự kiến, có 62 phiên tòa đòi quyền lợi cho các công nhân sẽ được xét xử liên tục từ ngày 26 đến hết 30/8. Riêng trong ngày 26/8, đã diễn ra 7 phiên.

Đại diện nguyên đơn, cho biết thêm, ngày 26/8, đã có 7/62 phiên toà được diễn ra và Hội đồng Xét xử tuyên án, chấp nhận toàn bộ các yêu cầu của 7/62 nguyên đơn (theo đại diện ủy quyền là LĐLĐ TP. Đà Nẵng, Công đoàn KCNC và các KCN Đà Nẵng); yêu cầu Công ty có trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản nợ cho 7/62 nguyên đơn này ngay sau khi bản án có hiệu lực.

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Thuyền (công nhân trong vụ kiện) cho hay, chiều cùng ngày, ông đã nhận được tin từ phía LĐLĐ TP. Đà Nẵng. Phía LĐLĐ Thành phố đã động viên và cho hay, khi xử xong vụ kiện, bản án được tòa tuyên sẽ có số tiền cụ thể phía Công ty phải trả cho các công nhân, trong đó có ông.

Ông Thuyền từng có 30 năm làm công nhân sửa chữa máy nhuộm tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng. Ông Thuyền nộp đơn xin nghỉ việc đầu tháng 3/2024.

Nội dung quyết định nghỉ việc nêu rõ, ông Thuyền được giải quyết trợ cấp thôi việc tính từ tháng 7/1995 đến tháng 12/2008 (tức 13 năm 5 tháng), nhân với lương trung bình 6 tháng trước khi nghỉ việc là 6,5 triệu. Tổng cộng, ông Thuyền nhận được 44,4 triệu đồng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, ông Thuyền chưa nhận được tiền trợ cấp thôi việc, lương.

Trước khi diễn ra phiên tòa này, hồi tháng 4/2024 đã diễn ra các phiên hòa giải vụ việc Công ty CP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của công nhân, người lao động. Thời điểm này, số tiền Công ty CP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng được công bố còn nợ người lao động là 1,658 tỷ đồng gồm tiền lương tháng 11,12/2023, tháng 1/2024 và hơn 4 tỷ đồng tiền trợ cấp thôi việc.

Khi đó, ông Nguyễn Chánh cho biết, với số tiền còn nợ lương người lao động, Công ty sẽ trả trong 03 đợt vào các tháng 9,10,11/2024. Riêng kinh phí trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ chi trả trong 05 năm theo phương án công nhân nào chấm dứt hợp đồng lao động trước giải quyết trước; công nhân chấm dứt hợp đồng lao động sau sẽ giải quyết sau theo kiểu cuốn chiếu.

Đại diện nhóm người lao động tham gia tại buổi hòa giải không đồng tình vì thời gian chi trả trợ cấp thôi việc khá dài, trong khi cuộc sống hiện tại của công nhân còn gặp nhiều khó khăn,...

Do hòa giải không thành, các công nhân ủy quyền cho LĐLĐ TP. Đà Nẵng, Công đoàn KCNC và CKCN Đà Nẵng đại diện khởi kiện.

Vụ Công đoàn Đà Nẵng khởi kiện DN đòi quyền lợi cho 62 lao động: 7 nguyên đơn đầu tiên
Các công nhân đã ủy quyền cho LĐLĐ TP. Đà Nẵng, và Công đoàn KCNC và CKCN Đà Nẵng đại diện khởi kiện. Ảnh: LĐLĐ TP. Đà Nẵng cung cấp.

Dữ liệu phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn ghi nhận, Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng thành lập tháng 3/2006, trụ sở chính tại đường số 9, Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu.

Ông Nguyễn Chánh (SN 1959) làm người đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng.

Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng có vốn điều lệ 70 tỷ đồng, cập nhật tại lần thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp gần nhất ngày 15/01/2020.

Xem video: Phỏng vấn công nhân Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng bị nợ lương

Hòa giải bất thành vụ kiện Công ty Dệt Hòa Khánh Hòa giải bất thành vụ kiện Công ty Dệt Hòa Khánh

Phiên hòa giải đầu tiên bất thành do người lao động không đồng ý với phương án trả nợ lương, trợ cấp thôi việc từ ...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải ...

Đồng hành đòi quyền lợi cho người lao động Đồng hành đòi quyền lợi cho người lao động

Ngày 17/4/2024 vừa qua, người lao động Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh vô cùng vui mừng khi doanh nghiệp đã thanh toán 1,420 ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.

Tin tức khác

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.

Từ hôm nay (1/2/2025), Luật Điện lực chính thức có hiệu lực

Luật Điện lực có hiệu lực thi hành từ 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều.

Vụ shipper tử vong ở Đà Nẵng: Tiếng lòng từ những "người vận chuyển"

375.000 đồng - giá của một đơn hàng online và cũng là cái giá phải trả bằng mạng sống của một shipper tại Đà Nẵng. Vụ việc thương tâm đã phơi bày những góc khuất, những nỗi niềm khó nói của những người lao động trong thế giới những "người vận chuyển".

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Xem thêm