Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, công tác cứu hộ bé trai 10 tuổi ở Đồng Tháp đã bước sang ngày thứ 17. Ống trụ bê tông nơi bé Hạo Nam rơi xuống có độ sâu 35 m, được ghép từ 3 đoạn trụ (hai đoạn 12 m và một đoạn 11 m), hình thành hai mối nối tiếp xúc bên ngoài.
![]() |
Công tác cứu hộ bé Hạo Nam thực hiện xuyên đêm. Ảnh: TL |
Vào lúc 3 giờ 30 phút ngày 16/1, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn thứ nhất trong số 3 đoạn của cọc bê tông dài 35 m lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo. Trong quá trình cứu hộ, lực lượng cứu hộ sử dụng dung dịch bentonite để giữ ổn định cho thành vách, chống sạt lở. Do chiều dài cọc bê tông lớn nên phải cắt mối nối 1, đưa đoạn bê tông thứ nhất dài 12 m lên khỏi hố móng và bịt kín đầu cọc đoạn 2 tránh cọc bị đổ nghiêng. Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Rọc Sen tiếp tục đào đất bằng gầu cạp đến độ sâu âm 19 m so với đầu cọc bê tông, còn 5 m nữa là đến đầu đoạn cọc số 3.
![]() |
Lực lượng cứu hộ tiếp tục đào đất. Ảnh: TL |
Trong ngày 16/1, lực lượng cứu hộ tiếp tục đào đất trong lòng hố móng để đạt được độ sâu âm 23 m tính từ đầu cọc bê tông (cách mối nối thứ 2 hay đầu đoạn cọc thứ 3 khoảng 1 m). Sau đó, thực hiện đưa ống vách D2100 lên mặt đất để chuẩn bị cho công tác rung hạ xuống hố móng theo các bước cứu hộ.
Ghi nhận tại hiện trường, lực lượng cứu hộ đang gặp khó khăn khi đào sâu lớp đất sét cứng, gầu cạp baret và gầu ngoạm thao tác kém hiệu quả. Công tác cắt đầu cọc cũng kéo dài với khoảng 1 tiếng/đầu cọc, nước ngập sâu. Việc nhổ cọc rất thận trọng, tính toán tỉ mỉ từng bước, cố gắng nhổ trụ bê tông lên trước Tết nhưng phải đặt việc bảo đảm an toàn lên trên hết.
![]() |
Công tác cứu hộ gặp khó khăn khi đào sâu. Ảnh: TL |
Tính đến chiều ngày 16/1, đã 17 ngày trôi qua kể từ khi gặp nạn, lực lượng cứu nạn cứu hộ vẫn cố gắng đưa thi thể bé Hạo Nam lên sớm nhất nhưng chưa được như mong muốn.
Như thông tin đã đưa, công trình cầu kênh Rọc Sen - nơi bé Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông - thuộc gói thầu số 14 thi công cầu, nền, mặt đường và cống thoát nước (Dự án xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn QL30 – ĐT.845 tại ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Công trình cầu phà TP.HCM - Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Vận tải Xây dựng giao thông T&T. Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải làm đơn vị giám sát.
![]() Đã gần nửa tháng bé trai Hạo Nam đáng thương nằm dưới lòng cọc sâu 35m. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã bộc lộ ... |
![]() Sau hàng trăm giờ với hàng nghìn lượt nhân viên, chuyên gia cứu hộ miệt mài làm việc, quá trình cứu hộ nạn nhân Thái ... |
Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
