Thị trường lao động

Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động

Trần Thủy
Tác giả: Trần Thủy
Nguồn cung lao động chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế. Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo nguồn cung lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hợp tác để tạo việc làm thoả đáng và chất lượng cao ở Đông Nam Á
Vĩnh Phúc: Khởi sắc trong thu hút đầu tư, chú trọng nguồn vốn FDI

Thể hiện sự quan tâm sâu sắc về vấn đề lao động tại địa phương, vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thực hiện khảo sát tại 26/180 doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và 329/1.400 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh về nhu cầu và chất lượng nguồn lao động. Kết quả cho thấy: Gần 27% doanh nghiệp lớn, trên 16% doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh thiếu hụt cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng qua các năm nhưng số lao động có trình độ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực công nghệ cao còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao.

Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động
Công nhân trong dây chuyền sản xuất của Công ty CP Prime Ngói Việt Vĩnh Phúc. Ảnh: Duy Minh.

Đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trong đó ưu tiên đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn; đổi mới công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Cùng với đó, tăng cường hợp tác, liên kết, đặt hàng đào tạo với các trường đại học; thực hiện chương trình đào tạo mới theo chuẩn khu vực và quốc tế. Kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến động của thị trường lao động.

Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng tăng cường thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động
Honda Việt Nam trao tặng động cơ ô tô giúp cho công tác đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: ĐVCC.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý; nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo. Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tăng quy mô và nâng cao chất lượng, tập trung đào tạo chương trình chất lượng cao chú trọng các ngành nghề kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của tỉnh.

Đảm bảo sẵn sàng nguồn nhân lực

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ công nhân của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng; trình độ lý luận, ý thức tổ chức, kỷ luật khá; trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động
Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc. Ảnh: ĐVCC.

Để sẵn sàng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, Vĩnh Phúc đã ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân luồng học sinh; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động học nghề; đưa công nhân, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỉnh có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo các ngành, nghề theo nhu cầu thị trường; tăng các tiết dạy thực hành, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…

Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động
Chú trọng công tác dạy nghề cho thanh niên nông thôn. Ảnh: ĐVCC.

Tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh đào tạo nhân lực trẻ có kỹ năng nghề cao, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay Vĩnh phúc có khoảng 251.000 công nhân, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp ngoài nhà nước hơn 37% và lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 62%. Đáng chú ý là tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm, từ 24,8% năm 2018, tăng lên 25,1% năm 2019, 28,2% năm 2020 và đạt xấp xỉ 35% năm 2021.

Những giải pháp đồng bộ mà tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện đang mang lại kết quả khả quan, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động, nhất là lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023 Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023

Mới đây, Khối thi đua Ban Quản lý các KCN, KCX, KKT (Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế) các tỉnh đồng bằng ...

Tiệc buffet thân tình cho người lao động Tiệc buffet thân tình cho người lao động

Từ số tiền 18.000 đồng cho suất ăn hàng ngày, các cấp Công đoàn Prime Group hỗ trợ thêm 32.000 đồng giúp gần 4.000 đoàn ...

"Cái duyên công đoàn sẽ theo tôi cả đời!"

Đam mê sản xuất, nỗ lực vượt khó để trở thành một công nhân giỏi, một người quản đốc tâm huyết, nhưng khi “duyên” công ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm