Thị trường lao động

Thúc đẩy hợp tác để tạo việc làm thoả đáng và chất lượng cao ở Đông Nam Á

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng đối với thị trường lao động ở Đông Nam Á và tác động lâu dài của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Bộ Nhân sự và An sinh xã hội (MOHRSS) của Trung Quốc đã khởi động dự án thúc đẩy Hợp tác Nam-Nam giữa các quốc gia ở Đông Nam Á và Trung Quốc trong lĩnh vực việc làm, dịch vụ việc làm công và phát triển tinh thần khởi nghiệp.
Tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ) thắt chặt quan hệ từ việc ký kết hợp tác Quý II/2023: Tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sự hợp tác này giữa ILO và MOHRSS thông qua dự án “Thúc đẩy Sáng kiến Phát triển Toàn cầu tập trung vào Hợp tác Nam-Nam về Việc làm trong ASEAN” (ProSSCE-ASEAN), nhằm thúc đẩy tạo ra và chia sẻ kiến thức, đối thoại chính sách và phát triển năng lực để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề về thị trường lao động ở Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy các chính sách việc làm và cơ hội việc làm thoả đáng. Dự án sẽ xúc tiến tạo điều kiện chia sẻ những thực tiễn tốt và bài học kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc thông qua mạng lưới chia sẻ kiến thức khu vực để đảm bảo việc làm hiệu quả và công việc thỏa đáng cho tất cả mọi người.

Thúc đẩy hợp tác giữa Đông Nam Á và Trung Quốc về việc làm
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Bộ Nhân sự và An sinh xã hội (MOHRSS) của Trung Quốc đã khởi động dự án thúc đẩy Hợp tác Nam-Nam về việc làm chất lượng cao, dịch vụ việc làm công và phát triển tinh thần kinh doanh ở Đông Nam Á. Ảnh: ILO.

Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của ILO cho biết: "Hợp tác đóng vai trò là nền tảng nhằm đạt được tiến bộ trong giải quyết các vấn đề về thị trường lao động. ILO rất vui mừng được hợp tác với MOHRSS và các đối tác xã hội trong khu vực ASEAN triển khai dự án này nhằm giải quyết những thách thức lớn về việc làm và phát triển một thế hệ chính sách việc làm và chiến lược mới có thể đóng góp cho công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm cũng như tạo ra các xã hội bình đẳng và công bằng hơn”.

Tại sự kiện khởi động dự án, các nhà hoạch định chính sách và các đối tác xã hội từ Đông Nam Á đã có mặt tại Bangkok (Thái Lan) ngày 25/7/2023 để tham dự hội thảo hai ngày với mục tiêu giải quyết các thách thức về việc làm trong khu vực. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên trong một chuỗi các đối thoại cấp khu vực nhằm thúc đẩy sự hợp tác, học hỏi lẫn nhau và trao đổi kiến thức giữa các nhà hoạch định chính sách và học giả của Trung Quốc và Đông Nam Á.

Hợp tác Nam-Nam là hình thức hợp tác thúc đẩy phát triển hiệu quả thông qua học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn và công nghệ giữa các nước đang phát triển (UNDP). Hợp tác Nam-Nam cung cấp những giải pháp cụ thể với những thách thức phát triển chung của toàn cầu; chia sẻ những bài học thực tiễn tốt nhất, tài trợ cho các dự án thí điểm, cung cấp vốn cho việc mở rộng các dự án thành công, cung cấp hàng hóa khu vực công cộng, phát triển và áp dụng thích hợp các công nghệ.

Với 1 triệu đô la Mỹ do MOHRSS tài trợ cho năm 2023, trong giai đoạn đầu, dự án ProSSCE-ASEAN sẽ triển khai các biện pháp can thiệp thí điểm ở Campuchia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Sau đó, dự án sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi tới các quốc gia Đông Nam Á khác trong tương lai.

Tại Việt Nam, dự án sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các đối tác của ILO đánh giá các chương trình khởi nghiệp hiện có, với mục tiêu đưa ra các khuyến nghị cho quá trình đối thoại chính sách cũng như thiết kế và triển khai các chính sách khởi nghiệp. Những mục tiêu này nhằm tạo ra nhiều việc làm bền vững và thoả đáng hơn, đặc biệt là cho thanh niên. Nỗ lực này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và quá trình Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Campuchia, dự án sẽ làm việc với Doanh nghiệp Khmer (Khmer Enterprise), một cơ quan thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, để triển khai các chương trình đào tạo dựa trên phương pháp Chương trình Khởi nghiệp và Phát triển Kinh doanh (SIYB) của ILO. Những sáng kiến này được thiết kế nhằm tăng cường kỹ năng quản lý của những người hoạt động kinh doanh trong nước, đặc biệt chú trọng trao quyền cho các doanh nhân trẻ mong muốn nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đang phát triển của Campuchia.

Tại Indonesia, dự án và Văn phòng quốc gia của ILO sẽ hợp tác với Bộ Nhân lực và Chuyển đổi để tổ chức đào tạo cho các chuyên viên tư vấn cấp tỉnh về các dịch vụ việc làm công. Mục tiêu đặt ra là tăng cường khả năng tư vấn, hướng dẫn cho người tìm việc, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ. Ngoài ra, dự án cũng đặt ra mục tiêu thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa Malaysia và Indonesia về việc sử dụng các hệ thống thông tin dự báo thị trường lao động. Việc trao đổi này sẽ giúp giải quyết vấn đề không phù hợp về kỹ năng và thúc đẩy học tập suốt đời.

Tại Thái Lan, dự án sẽ hợp tác với dự án Young Futuremakers Thailand (Những người tạo dựng tương lai trẻ của Thái Lan) và Bộ Lao động để cải thiện các trung tâm việc làm công nhằm cung cấp các dịch vụ phù hợp cho thanh niên trong nước. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ thúc đẩy trao đổi kiến thức để đẩy mạnh việc thiết kế và thực hiện các chính sách liên quan đến dịch vụ việc làm công.

Dự án này được xây dựng dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của MOHRSS và ILO trong việc thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển trong khu vực ASEAN kể từ năm 2012, là nơi mà MOHRSS và ILO đã thiết lập một kỷ lục hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực nguồn nhân lực và an sinh xã hội. Cách tiếp cận hợp tác kỹ thuật và hợp tác Tam giác (SSTC) tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức và thực tiễn tốt nhất giữa các nước đang phát triển hiện cùng đối diện với những thách thức về chính sách và thể chế.

Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong bối cảnh mới Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong bối cảnh mới

Xây dựng và phát triển thị trường lao động theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững với nguồn nhân lực đáp ứng được ...

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động không nhỏ đối với người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính ...

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, lao động nữ (LĐN) ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm