![]() |
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp, năm 2021 là năm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thành công với 17 dự án DDI cấp mới và tăng vốn, đạt trên 7.695 tỷ đồng, chiếm gần 46% tổng vốn thu hút toàn tỉnh và bằng 1/3 vốn đầu tư trong nước; 53 dự án FDI, tổng vốn trên 952 tỷ đồng, chiếm gần 94% tổng vốn thu hút đầu tư toàn tỉnh và bằng gần 1/5 tổng vốn thu hút FDI từ năm 1997 đến nay.
Ước năm 2021, tổng doanh thu của các doanh nghiệp DDI đạt trên 14.221 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2020 và tăng 34% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 448,2 tỷ đồng, đạt 484% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước trên 476 tỷ đồng, tăng 96% năm 2020.
Đối với doanh nghiệp FDI, bằng việc đổi mới công nghệ, các chuỗi sản xuất được an toàn nên tất cả các chỉ số đề ra về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng.
Cụ thể, năm 2021, các doanh nghiệp FDI đạt tổng doanh thu trên 7.217 triệu USD, tăng 6% so với năm ngoái; giá trị xuất khẩu đạt 5.556 triệu USD, tăng 8%; nộp ngân sách Nhà nước trên 4.337 tỷ đồng.
Trong số các ngành công nghiệp chủ yếu thì doanh thu, giá trị xuất khẩu của lĩnh vực dệt may tăng cao nhất, lần lượt tăng là 29%, 31% và đây cũng là lĩnh vực tạo việc làm ổn định cho gần 16.600 lao động.
Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy với doanh thu tăng 9%, giá trị xuất khẩu tăng 19%. Riêng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ điện, điện tử, gia công linh kiện điện tử mặc dù chỉ tăng 3-4% so với năm 2020 nhưng đây lại là lĩnh vực giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động nhất, với 66.850 người và đóng góp cho ngân sách Nhà nước cao nhất, với trên 2.027 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu thu hút mới từ 25 đến 30 dự án FDI, 5 dự án DDI với tổng vốn cả cấp mới và điều chỉnh tăng lần lượt là 300 triệu USD và từ 700-1.000 tỷ đồng trong năm 2022, Ban Quản lý các Khu công nghiệp sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp đã thành lập/cấp giấy chứng nhận đầu tư; tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy yếu tố chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí ưu tiên.
Chủ động tháo gỡ các khó khăn cho các dự án, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án sau đầu tư. Đặc biệt, chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện Đề án tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực.
Trong đó, trọng tâm là triển khai hiệu quả chương trình đầu tư công về đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào các KCN; hoàn thiện dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về ban hành chính sách thu hút dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2030; triển khai các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…
![]() Các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã tạo việc làm cho gần 110 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - ... |
![]() Thời gian qua, các Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư, kéo theo số lượng lao ... |
![]() Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ sự phát triển nhanh chóng của các KCN, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đối mặt với nhiều thách ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
