Kinh tế - Xã hội

Vĩnh Phúc: Một số khó khăn trong hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp

An Bình
Tác giả: An Bình
Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ sự phát triển nhanh chóng của các KCN, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý môi trường.
Vĩnh Phúc: Thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác quản lý lao động trong các Khu công nghiệp

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 14 KCN được quyết định chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 2.773,948 ha, trong đó có 09 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN trên địa bàn tập trung nhiều dự án sản xuất kinh doanh đa dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau với quy mô lớn đã phát sinh lượng chất thải rắn, nước thải công nghiệp và khí thải quá mức cho phép, dẫn đến công tác quản lý môi trường thường xuyên quá tải.

Vĩnh Phúc: Một số khó khăn trong hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải KCN Khai Quang.

Theo quy định, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường theo cơ chế ủy quyền. Điểm đ khoản 3 Điều 63 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý KCN và KKT có quy định: Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền ủy quyền cho Ban Quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong KCN; tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký trong KCN; thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các dự án đầu tư trong KCN; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư trong KCN. Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN, KKT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 63 Nghị định này và một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong KCN, KKT theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có văn bản hướng dẫn.

Mặt khác, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định Ban Quản lý không thuộc cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường. Do đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc không được ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ theo điểm đ khoản 3 Điều 63 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

Vĩnh Phúc: Một số khó khăn trong hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp
Cán bộ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh lấy mẫu nước thải tại Công ty TNHH Shindoh Vina, KCN Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong thời gian qua, Ban Quản lý chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong KCN do đó đã hạn chế vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về KCN.

Hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp trong các KCN chưa có ý thức tự giác cao trong công tác bảo vệ môi trường do việc đầu tư cho công tác này đã làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào KCN, khi lập đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường chưa nắm hết được các nội dung quy định, chưa nhận thức được hết vai trò của đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường nên khi triển khai thực hiện dự án còn nhiều thiếu sót.

Song song với việc đôn đốc, giám sát chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN đầu tư, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, trồng cây xanh trong KCN; Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm và tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư hạ tầng KCN. Bên cạnh đó, Ban Quản lý thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường, công tác phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố môi trường trong KCN, kịp thời đề xuất xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong KCN.

Vĩnh Phúc: Một số khó khăn trong hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Khai Quang với công suất 4000m3/ngày đêm.

Theo chia sẻ từ ông Trần Xuân Phương – Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc: “Mặc dù còn một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, nhưng nhìn chung, ý thức của đa số các chủ doanh nghiệp và người lao động ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ doanh nghiệp trong các KCN chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường cao. Cơ bản không có doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường KCN.”

Trước khi chính thức đi vào hoạt động, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn, hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.

Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các Khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Các ...

Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác quản lý lao động trong các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác quản lý lao động trong các Khu công nghiệp

Để đảm bảo an toàn, phòng, chống lây nhiễm dịch Covid-19, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã ...

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp hạn chế tối đa nguồn lây xâm ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm