Kinh tế - Xã hội

Quản lý lao động, bài toán khó trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

AN BÌNH
Tác giả: AN BÌNH
Công tác quản lý Nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp (KCN) nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là một bài toán khó. Ông Vũ Kim Thành - Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã có những chia sẻ về vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh ngành Công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô các KCN không ngừng được mở rộng.
Công nghiệp Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng tăng trưởng Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh Công nghiệp Vĩnh Phúc: Vượt qua khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng

Phóng viên: Thưa ông, được biết việc phát triển các KCN tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua dẫn đến nhu cầu về nguồn lao động tại các doanh nghiệp KCN ngày một lớn. Đây có phải là thách thức đối với cơ quan quản lý Nhà nước?

Ông Vũ Kim Thành (Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc): Việc tăng tốc thu hút các dự án đầu tư vào các KCN đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nhưng cũng đặt ra những đòi hỏi về hiệu quả công tác quản lý về lao động của các cơ quan chức năng tại địa phương.

Hiện nay số lượng lao động đang làm việc trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc có trên 100 nghìn người, trong đó có khoảng 27.000 lao động ngoại tỉnh. Khu nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh chưa có, người lao động đi về hằng ngày và ở trọ tại các khu nhà trọ tư nhân là chủ yếu nên việc quản lý, kiểm soát trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp là hết sức khó khăn.

Bên cạnh đó, trình độ, tay nghề của người lao động trong các KCN tỉnh còn thấp; số lao động chưa qua đào tào và tỷ lệ lao động nữ còn chiếm tỷ lệ cao.

Nhu cầu lao động chất lượng cao gia tăng, nguồn cung lao động dồi dào nhưng chưa thực sự đáp ứng được tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Đây thực sự là một bài toán khó đòi hỏi Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc cần phải giải quyết một cách thấu đáo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời giúp các doanh nghiệp ổn định nhân lực cho sản xuất, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống, sinh hoạt cho người lao động…

Quản lý lao động, bài toán khó trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Người lao động tại Công ty Toyota Việt Nam, chi nhánh Vĩnh Phúc.

Phóng viên: Trước những thách thức này, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai những hoạt động và giải pháp gì để giải quyết hiệu quả công tác quản lý lao động?

Ông Vũ Kim Thành: Chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động. Cùng với đó, quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách phúc lợi cho người lao động; đề xuất tỉnh triển khai xây dựng các dự án nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hoá, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người lao động.

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, Ban Quản lý các tỉnh Vĩnh Phúc cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Ban đã tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý lao động, …

Đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức phát động các phong trào thi đua lao động, sản xuất kinh doanh giỏi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tới các doanh nghiệp và người lao động KCN để tạo đà khuyến khích doanh nghiệp và người lao động hăng say phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trong lao động sản xuất.

Quản lý lao động, bài toán khó trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Nhà máy Dệt may TAL Vĩnh Phúc.

Phóng viên: Trong thời gian tới, công tác quản lý lao động tiếp tục được Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Vũ Kim Thành: Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, tiếp tục khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong KCN làm cơ sở tham mưu, đề xuất với tỉnh xây dựng cơ chế chính sách đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, có hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Tăng cường các hoạt động gắn kết giữa cơ quan Nhà nước, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của các doanh nghiệp về chất lượng nguồn lao động.

Ngoài ra, đẩy mạnh công tác hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các chính sách, văn bản, pháp luật.

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, giúp người lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội, tránh xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động được Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Quản lý lao động, bài toán khó trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc đang cần nguồn lao động chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của ngành Công nghiệp.
Công nghiệp Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng tăng trưởng Công nghiệp Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng tăng trưởng

Sau 25 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành Công nghiệp. Từ chỗ thu hút các dự án để ...

Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh

Năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập với xuất phát là một tỉnh nghèo, không có khu công nghiệp. Sau gần 10 năm, ngành Công ...

Công nghiệp Vĩnh Phúc: Vượt qua khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng Công nghiệp Vĩnh Phúc: Vượt qua khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng

Vượt qua tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và ngành Công nghiệp ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm