Phóng viên: Thưa ông, dù chịu những tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19, hoạt động đầu tư kinh doanh tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc vẫn diễn ra sôi nổi. Ông có thể chia sẻ thêm về kết quả của hoạt động này?
Ông Vũ Kim Thành - Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc: Dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn nói riêng. Với tinh thần cố gắng nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, người lao động trong các KCN, hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các KCN từ đầu năm đến nay đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Tính đến tháng 11/2021, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 26 dự án FDI mới và 24 lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 940 triệu USD, gấp 2, 3 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2020; 13 dự án DDI mới và 02 lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 6.000 tỷ đồng, gấp 4,5 lần về số vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2020.
|
Phóng viên: Ngoài những con số ấn tượng về thu hút đầu tư, bức tranh doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh thay đổi như thế trong thời gian qua thưa ông?
Ông Vũ Kim Thành: Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, doanh nghiệp trong các KCN tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức về nhiều mặt như: Nguồn lao động, tài chính, nguồn cung ứng thiết bị nguyên vật liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ, công tác xúc tiến đầu tư chủ yếu tại chỗ. Cùng chịu tác động của dịch bệnh, song do nhiều yếu tố, giữa hai nhóm doanh nghiệp FDI và DDI đã có sự chênh lệch tương đối rõ rệt.
Phần lớn các doanh nghiệp FDI trong các KCN tỉnh vượt qua được khó khăn, nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, chỉ tiêu kinh tế tăng 3-7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp DDI mặc dù nỗ lực khắc phục khó khăn song do điều kiện tài chính, năng lực thị trường còn hạn chế nên phải cho lao động nghỉ việc luân phiên, giảm công suất sản xuất và tiêu thụ, nên các chỉ tiêu kinh tế giảm từ 12-23% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu của các doanh nghiệp FDI tăng 4%, giá trị xuất khẩu tăng 7%, nộp ngân sách tăng 3% (so với cùng kỳ năm 2020). Nhu cầu từ các doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm mới cho hơn 11 nghìn lao động trong và ngoài tỉnh.
Trái với kết quả tích cực của nhóm doanh nghiệp FDI, doanh thu của các doanh nghiệp DDI đạt hơn 6.800 tỷ đồng, chỉ bằng 84% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị xuất khẩu giảm, bằng 88% so với cùng kỳ năm 2020. Nộp ngân sách Nhà nước của nhóm này đạt gần 137 tỷ đồng, bằng 77 % so với cùng kỳ năm 2020.
![]() |
Khuôn viên Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức tại KCN Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. |
Phóng viên: Các doanh nghiệp đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, vậy Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã những có giải pháp và hành động thiết thực gì để hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư?
Ông Vũ Kim Thành: Lãnh đạo Ban đã kiên định thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”. Với sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý, gắn với việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Đồng thời chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các KCN trên địa bàn theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
![]() |
Bên trong nhà máy Prime Group tại Vĩnh Phúc. |
Cụ thể, Ban Quản lý đã đề nghị Cục Quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an cho phép người lao động nước ngoài là nhà quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật cao được phép nhập cảnh vào Vĩnh Phúc làm việc. Trong 9 tháng đầu năm đã có 548 người nước ngoài được nhập cảnh vào Vĩnh Phúc. Ban cũng xây dựng Đề án “Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quản quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Đối với hoạt động đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và người lao động trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 250 văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các KCN trên địa bàn.
Nhìn chung việc triển khai thực hiện các vấn đề trong phạm vi, thẩm quyền quản lý, Ban Quản lý đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu trước mắt của doanh nghiệp. Việc giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp được thực hiện kịp thời, thỏa đáng.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn ông!
![]() Những tháng cuối năm 2021, Ban Quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu thu hút 5-8 dự án FDI với tổng vốn đầu ... |
![]() Với tốc độ phát triển và mở rộng nhanh chóng của các KCN, tỉnh Vĩnh Phúc gặp không ít những khó khăn trong công tác ... |
![]() Dịch Covid-19 bùng phát đã đe dọa tới sự an toàn của các công ty, doanh nghiệp, khiến hàng trăm nghìn công nhân lao động ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
