Đời sống

Tục mừng tuổi ngày Tết

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Theo các nhà nghiên cứu, tục mừng tuổi (lì xì) ngày Tết đã được du nhập vào nước ta từ bao đời nay. Tuy nhiên, không nhiều người quan tâm đến ý nghĩa, nguồn gốc ban đầu của nó.
Mùng Sáu Tết - vào mùa lễ hội Cành lộc đền chùa đầu xuân Bài trí bàn thờ ngày Tết
Tục mừng tuổi                                                             ngày Tết
Tục mừng tuổi (lì xì) ngày Tết góp thêm điểm nhấn cho không khí đoàn viên, hạnh phúc của các gia đình - Ảnh cafelangbiang.com

Truyền thuyết kể rằng, đời xưa ở Trung Quốc có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Những đêm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ phải túc trực, không dám ngủ.

Bấy giờ có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi hiếm muộn mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến yêu quái kinh hoàng bỏ chạy.

Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe. Thấy việc lấy tiền bọc trong bao đỏ xua đuổi được yêu quái, giúp cho trẻ em mạnh khỏe, an lành nên cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì đỏ cho trẻ em. Dần dần việc làm này trở thành phong tục mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm.

Tục mừng tuổi                                                             ngày Tết
Một hình ảnh cảm động về tục mừng tuổi đầu năm. Bà chúc cháu chăm ngoan, cháu mong bà khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi - Ảnh: doisongphapluat.com

Dù không còn mang nét nghĩa ban đầu, mừng tuổi đầu năm hiện vẫn là việc được ngóng đợi. Khoan nói đến ý nghĩa vật chất hay sự biến tướng đôi khi, mừng tuổi đầu năm trước hết thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn của con cháu mong muốn người già mạnh khỏe; trẻ em hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới.

Bởi thế, Tết đến, trẻ em và người già là đối tượng chính được nhận những lời chúc và những phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, sức khỏe cho cả năm. Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ và xấp lì xì xinh xắn là những thứ báo hiệu cho ngày Tết đã về. Dịp này, nhu cầu tiền mặt mệnh giá nhỏ để mừng tuổi thường rất lớn.

Nhiều gia đình ngay sau thời khắc giao thừa, con cháu ân cần mừng tuổi ông bà, bố mẹ bằng một phong bao lì xì với lời chúc sức khỏe đồi dào trong năm mới. Có khi còn là bộ quần áo lụa, một hộp thuốc bổ, quý. Dù mừng tuổi bằng tiền hay vật phẩm, trong đó đều chứa đựng tấm lòng biết ơn vô bờ bến của cháu con với các bậc sinh thành.

Tục mừng tuổi                                                             ngày Tết
Bố mẹ mừng tuổi con, chúc con học giỏi hơn năm cũ. Ảnh minh họa của bvhttdl.gov.vn

Ông bà, bố mẹ cũng mừng tuổi cháu con, chủ yếu bằng phong bao lì xì. Cũng có ngoại lệ mừng tuổi bằng cuốn sách hay, món đồ chơi hoặc trái bóng… Đi kèm là lời chúc phúc năm mới bằng tất cả sự trìu mến, thương yêu. Có thể thấy, trong khung cảnh gia đình, việc mừng tuổi, lì xì diễn ra một cách thuần khiết. Tiền mừng, đồ vật mừng thực sự là phương tiện chuyển tải tấm lòng, tình cảm của người mừng.

Không chỉ những người đã có gia đình, thanh niên có công ăn việc làm đi chơi Tết, chúc Tết hầu hết đều mừng tuổi người già, trẻ nhỏ những gia đình thân quen. Đó gần như một chỉ dấu trưởng thành. Rằng, anh ấy, chị ấy đã có việc làm, có thu nhập, đã tự chủ cuộc sống và ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình, cộng đồng, với văn hóa truyền thống.

Chủ nhà cũng chuẩn bị sẵn ít tiền và phong bao lì xì mừng tuổi người già và chủ yếu là trẻ nhỏ, con của bạn bè, hàng xóm đến chơi. Giá trị những món tiền mừng tuổi này thường không lớn, chỉ mang ý nghĩa chúc cho các cháu khỏe mạnh, học hành giỏi giang. Điều nữa, các gia đình cũng cố gắng để tất cả trẻ em đến chơi Tết đều được mừng tuổi, không bỏ sót cháu nào.

Tục mừng tuổi                                                             ngày Tết
Mừng tuổi cũng cần công bằng, cháu nào cũng phải được nhận phong bao lì xì. Ảnh quangminh.gov.vn

Với anh em ruột thịt hoặc họ hàng gần đã trưởng thành, việc mừng tuổi có khi còn như một sự giúp vốn, “ra vốn” nếu người mừng tuổi ăn nên làm ra và người được mừng tuổi đang có công việc cần vốn. Đôi khi, bạn trẻ còn có những cách mừng tuổi thú vị, trẻ trung, rất “thanh niên”, như mừng nhau cặp vé xổ số hay cặp vé đi xem bóng đá, ca múa nhạc… Tuy nhiên, đây là những “tục” đương thời.

Nói chung, bất kỳ ai, ngày Tết được nhận phong bao lì xì đều vui vẻ cả.

Mùa Xuân tặng nhau tấm lòng Mùa Xuân tặng nhau tấm lòng

Để chia sẻ với đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết nguyên đán Tân Sửu, Tổ chức tài chính ...

“Tôi khâm phục sự sáng tạo, nỗ lực của cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch” “Tôi khâm phục sự sáng tạo, nỗ lực của cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch”

Chia sẻ sự khó khăn, vất vả với các cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, đồng chí Nguyễn Đình Khang - ...

Vui Tết an toàn: Những triệu chứng cần biết liên quan đến Covid-19 Vui Tết an toàn: Những triệu chứng cần biết liên quan đến Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đưa ra khuyến cáo về những triệu ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm