![]() |
Quy định thanh toán bằng tiền cho người lao động chưa nghỉ hết phép năm sẽ thay đổi từ năm 2021. Ảnh minh họa. |
Theo đó, Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Chính vì vậy, từ năm 2021, chỉ khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm mới được người sử dụng lao động thanh toán bằng tiền những ngày nghỉ phép hằng năm chưa nghỉ hết. Trong khi những trường hợp vì các lý do khác ngoài lý do thôi việc, mất việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì không được thanh toán bằng tiền.
Ngoài ra, Điều 114 của Bộ luật Lao động 2019 còn quy định ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc chỉ rõ, cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày. Như vậy, quy định tăng ngày nghỉ thì không có thay đổi so với luật cũ.
Trước đó, Điều 114 của Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ của người lao động như sau:
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Ngày nghỉ phép năm năm 2021
![]() |
Người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. Ảnh minh họa. |
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hiện quy định này áp dụng với cả đối tượng người lao động làm việc tại nơi có có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt).
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
![]() Những ngày qua, hàng ngàn tài xế Grab ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… được gọi với cái tên mỹ miều là đối ... |
![]() Việc tuyển chọn tình nguyện viên để tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 như thế nào, đang là vấn đề được nhiều người quan ... |
![]() “Như chim gõ kiến/ Bám dọc thân tre/ Ồ, chú thợ điện/ Đu mình tài ghê…” – Nếu tìm một nhân vật điển hình cho ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
