Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài
Thị trường lao động

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Tỉnh Trà Vinh có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho những người đi lao động ở nước ngoài. Qua đó, không chỉ giải quyết công ăn việc cho người dân, mà còn giúp họ vươn lên khấm khá, xây dựng quê hương phát triển…

Trong năm 2023, tỉnh Trà Vinh đã đưa 1.192 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt trên 132% so với chỉ tiêu.

Đây là con số ấn tượng trong mục tiêu được tỉnh Trà Vinh xác định: “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp họ được giải quyết việc làm và vươn lên khấm khá hơn”.

Anh Kiên Hương (ấp Sóc, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải), cho biết gia đình anh thuộc diện kinh tế khó khăn, thu nhập và việc làm không ổn định. Sau nhiều lần tìm hiểu, bàn bạc, vợ chồng anh đã đồng ý cho con gái đi làm việc ở Nhật Bản sau khi hoàn thành chương trình đại học, theo nguyện vọng của con.

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Học viên học tiếng Nhật để chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: H.T.

“Nhờ thu nhập ổn định từ công việc ở nước ngoài, con gái tôi đã gửi về gia đình mỗi tháng 20 triệu đồng. Trong vòng ba năm, vợ chồng tôi đã tích cóp đủ tiền để xây dựng một ngôi nhà mới. Bây giờ cuộc sống gia đình đã khá hơn rất nhiều”, anh Kiên Hương nói.

Nhiều năm qua, tỉnh Trà Vinh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với nhiều doanh nghiệp uy tín đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của người dân về việc tham gia xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Đồng chí Kim Ngọc Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh, cho biết những năm qua, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường hỗ trợ xuất khẩu lao động. Điều đó đã được cụ thể hóa qua việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 11 năm 2020, với những hỗ trợ, ưu đãi cho người đi xuất khẩu lao động.

Cụ thể, người lao động, học sinh và sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương có thể vay vốn với mức tối đa không quá 150 triệu đồng/người, tùy thuộc vào thị trường.

Quá trình vay sẽ được chia thành hai giai đoạn, với mức giải ngân tối đa là 40 triệu đồng/người sau khi người lao động, học sinh hoặc sinh viên trúng tuyển đơn hàng và nhận được thông báo về thời gian xuất cảnh. Phần chi phí còn lại sẽ được giải ngân sau khi người lao động, học sinh hoặc sinh viên có tư cách lưu trú và visa ở nước ngoài, dựa trên hợp đồng đã ký kết.

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh áp dụng nhiều phương thức tuyên truyền giúp lao động có việc làm trong nước đạt trên 138%, xuất khẩu lao động đạt 153% chỉ tiêu kế hoạch. Ảnh: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cầu Kè cung cấp.

Ngoài vay vốn với lãi suất thấp, những lao động nước ngoài thuộc gia đình chính sách nhận được hỗ trợ trên 17,4 triệu đồng, gia đình thông thường được hỗ trợ trên 12,1 triệu đồng khi đi xuất khẩu lao động.

Ông Trịnh Minh Hùng - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh thông tin: trong 10 năm qua (2012-2022), Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã giải ngân tổng số tiền gần 120 tỷ đồng cho hơn 1.400 người vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; trong đó, 146 người thuộc hộ dân tộc thiểu số, 64 người thuộc hộ nghèo và cận nghèo.

Cùng với việc tạo điều kiện cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, tỉnh đã hỗ trợ các chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục xuất cảnh… cho 131 người, với tổng số tiền hỗ trợ trên 740 triệu đồng, giúp người lao động giảm bớt gánh nặng về chi phí trước khi xuất cảnh.

Những chính sách hỗ trợ đã khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài, qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững.

“Hầu hết thu nhập của lao động làm việc ở nước ngoài cao hơn nhiều so với làm việc tại Việt Nam, mức sống được nâng lên đáng kể. Ngoài tiền lương người lao động còn có tiền làm thêm giờ, tăng ca. Sau khi hết hạn hợp đồng về nước, người lao động có thể tích lũy từ 250 đến 430 triệu đồng đối với làm việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia… và từ 660 triệu đến 970 triệu đồng tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc”, ông Trịnh Minh Hùng cho biết thêm.

Ghi nhận tại huyện Châu Thành, trong năm 2023, huyện này đã tổ chức 09 lớp đào tạo nghề, với 355 học viên, đạt 128,5% kế hoạch; phối hợp tư vấn giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm mới cho 4.102 lao động, đạt 102,94% kế hoạch. Trong đó, có 170 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đạt 141,6% chỉ tiêu. Nhờ đó, Châu Thành hiện có 88.150/89.652 người trong độ tuổi có việc làm, chiếm 98,32%.

Từ nay đến năm 2025, Trà Vinh phấn đấu đưa 4.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạo cho họ có cơ hội để thu nhập tăng cao, được hỗ trợ tài chính từ chính sách, được học tập các kỹ năng và kinh nghiệm ở nước ngoài, đồng thời tạo triển vọng tương lai khi trở về địa phương.

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 61.756 cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ. Trong đó cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trong khu vực nhà nước là 28.789 người; công nhân lao động ở khu vực ngoài nhà nước là 32.967 người. Ngoài ra, còn có một lượng lớn lao động tự do, lao động nông thôn.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có hơn 22.000 người lao động hồi hương, trở về tỉnh Trà Vinh đã tạo nên áp lực lớn cho tỉnh. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, ngành chức năng đã đi khắp nơi để kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, hàng trăm phiên giao dịch việc làm được mở liên tục.

Nhờ sự nỗ lực đó, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động. Như trong năm 2023, tỉnh đã tạo việc làm mới đạt 108,44%, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 132,44% so với chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh uỷ giao; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề, đạt 103,36% so với kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,3%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt 36,4%...

Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động hưởng lợi, cải thiện đời sống, an tâm làm việc mà ...

Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên

Bắt đầu từ 01/7/2024, lương giáo viên sẽ thay đổi theo nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc sẽ có mức lương như ...

Lâm Đồng: 4 ngành phối hợp xây dựng quan hệ lao động ổn định Lâm Đồng: 4 ngành phối hợp xây dựng quan hệ lao động ổn định

4 ngành thuộc tỉnh Lâm Đồng vừa thống nhất chương trình phối hợp, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm