![]() |
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh - Ảnh: MAI DUNG |
Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7, 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 và kỷ niệm 91 năm Ngày mất đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (31/7/1931 – 31/7/2022).
Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Trần Văn Thuật – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam dẫn đầu dâng hương tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng vào sáng 20/7.
Cùng dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh còn có đại diện các ban, các đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) sinh ra tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho yêu nước, hiếu học.
Từ năm 1925, khi còn đang học trường Thành Chung (Nam Định), đồng chí đã tham gia phong trào yêu nước, rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Thời gian là Ủy viên Tùy bộ Thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách khu duyên hải (gồm Hải Phòng, Kiến An, vùng mỏ), đồng chí đề ra chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên thanh niên vào hầm mỏ, bến cảng, nhà máy để rèn luyện và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng chí còn trực tiếp đi làm thợ mỏ tại Nhà máy Carông Hải Phòng, dành nhiều thời gian tổ chức huấn luyện, viết các tài liệu tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lênin, về cách mạng dân tộc, dân chủ.
![]() |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật (giữa) và các đại biểu dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Hải Phòng - Ảnh: MAI DUNG |
Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929 có sự đóng góp tích cực của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Đến ngày 28/7/1929, đồng chí sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tại Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, ngày 28/9/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Tổng thư ký và phụ trách tờ Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn).
Tháng 2/1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Đảng bộ Hải Phòng, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ.
Tháng 4/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Vinh. Ngày 31/7/1932, đồng chí bị thực dân Pháp xử tử tại đề lao Hải Phòng – nơi sau này được xây dựng thành nhà tưởng niệm đồng chí.
Trước anh linh lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, đoàn đại biểu của Tổng LĐLĐ Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hy sinh cao cả của đồng chí - người mà cả quá trình hoạt động đều gắn liền với quá trình thành lập, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Cũng trong ngày 20/7, Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đến thăm, tặng quà 2 gia đình cán bộ công đoàn là con liệt sĩ trên địa bàn Hải Phòng là gia đình anh Vũ Duy Dinh - Chủ tịch Công đoàn, Giáo viên Trường Tiểu học Lê Thiện, huyện An Dương và chị Trương Thị An - Chủ tịch Công đoàn, Phó trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện An Lão. |
![]() Trải qua 93 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, đóng góp xứng đáng vào thắng ... |
![]() Ngày 20/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thái Thụy (Thái Bình) tổ chức trao kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng từ Quỹ "Mái ... |
![]() Trong ngày 20/7, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Phan Văn Anh làm Trưởng đoàn đã đến ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
