Đời sống

Tộc người "ngủ ngồi" giữa đại ngàn Pù Mát chính thức được an cư

Duy Ngợi
Tác giả: Duy Ngợi
Sau nhiều năm “ngủ ngồi” giữa đại ngàn Pù Mát, 22 hộ dân với 75 nhân khẩu thuộc tộc người Đan Lai đã chuyển về sinh sống tại khu tái định, kết thúc hàng trăm năm "chạy trốn" thế giới bên ngoài.    
toc nguoi ngu ngoi giua dai ngan pu mat chinh thuc duoc an cu
Người Đan Lai định cư tại nơi ở mới thuộc khu tái định cư Bá Hạ - Kẻ Tắt - Ảnh: Tuệ Minh

Cuối tháng 7/2019, 22 hộ dân thuộc tộc người Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã chuyển đến nơi ở mới. Họ bắt đầu một cuộc sống ổn định hơn tại khu tái định cư Bá Hạ - Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Tại nơi ở mới, họ có đầy đủ nhà cửa, cơ sở hạ tầng.

Sáng ngày 30/7, khi con gà rừng cất tiếng gáy báo hiệu chuẩn bị ngày mới, phần lớn các hộ gia đình ở bản Búng và Cò Phạt giữa đại ngàn Pù Mát đã sáng điện. Những phụ nữ trong các gia đình ở lại chuẩn bị bữa cơm sáng giản dị, đầm ấm tiễn người thân sang bản mới. Lúc này, ở trung tâm xã, chính quyền huyện, xã, lãnh đạo đồn Biên phòng Môn Sơn, Vườn Quốc gia Pù Mát… chuẩn bị mọi việc hỗ trợ người dân di chuyển toàn bộ con người, tài sản, vật dụng của bà con đến nơi ở mới.

Nhiều tháng trước, khi được chính quyền địa phương vận động thực hiện chủ trương di dời về nơi ở mới, anh La Văn Điệp (SN 1982) phó bản Cò Phạt là một trong số các hộ tiên phong ký cam kết. Anh Điệp cho biết: “Mình sang đó để được gần bố mẹ, anh em cho đông vui. Đi tham quan địa điểm định cư mới thấy đất sản xuất, đường sá đi lại, việc học hành của con cái… đều thuận lợi hơn. Vợ chồng mình sẽ cố gắng xây dựng cuộc sống ở Bá Hạ - Kẻ Tắt thật ấm no, phát triển bản mới cũng như ổn định cuộc sống”.

Còn anh Lê Văn Nhị (sinh năm 1970) trú tại bản Búng tâm sự: “Lớn lên tại vùng lõi Pù Mát, nơi có cuộc sống hoàn toàn biệt lập, những lúc bệnh dịch hoành hành, tưởng như cả bản bị xóa sổ. Người dân trong bản khá hơn trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và bộ đội Biên phòng. Tuy nhiên, do ruộng ít, dân số tăng nên cuộc sống vẫn còn khó khăn. Nên khi được vận động tái định cư về nơi ở mới thì gia đình mình đã đăng ký, tuy có nhớ bản làng nhưng mong rằng cuộc sống sẽ ổn định hơn”.

Riêng anh La Văn Tùng trú tại bản Búng, xã Môn Sơn vừa rưng rưng, vừa phấn khởi, ánh mắt anh thi thoảng ngoái lại nhìn nơi ở cũ đã gắn liền với anh từ thuở thơ bé. Anh tâm sự: “Nói đến tộc người Đan Lai chúng tôi, ai cũng nghĩ ngay đến một bản làng nằm trong vùng lõi Pù Mát, ngày xưa muốn đi ra đi vào, không có một phương tiện nào ngoài những con thuyền độc mộc, hay những bè nứa. Người dân bản mình tách biệt với bên ngoài. Nay, nhờ sự quan tâm của Đảng, chính quyền và bộ đội Biên phòng, chúng tôi được ra nơi ở mới, có điện, đường, trường, trạm, con em đi học thuận lợi hơn”…

Đến nay, toàn bộ các gia đình với 75 nhân khẩu đã chính thức chuyển về khu TĐC Bá Hạ - Kẻ Tắt. Ngôi làng mới của 22 hộ gia đình Đan Lai tọa lạc ở khu vực khá bằng phẳng. Những ngôi nhà sàn vững chãi bằng bê tông, hệ thống điện, nước đều đã được dẫn về từng gia đình, trường học, nhà văn hóa cộng đồng… đều mới được tân trang lại. Nhìn bao quát tất cả rất khang trang, đẹp mắt, vừa ý của người dân. Ngay khi ổn định, tại trung tâm bản, người dân cùng các già làng làm lễ cúng nhập bản mới. Đây là nghi thức có ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với bà con dân bản, mọi thứ đều được chuẩn bị chu đáo, trang trọng.

Ông Nguyễn Đình Hùng – Bí thư huyện ủy Con Cuông (Nghệ An) cho biết: Để đồng bào Đan Lai sớm an cư, huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ tu sửa các hạng mục cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa cộng đồng thuộc dự án tái định cư Bá Hạ - Kẻ Tắt.

Trong năm đầu tiên tại nơi ở mới, các hộ gia đình của tộc người Đan Lai sẽ được hỗ trợ điện, nước sinh hoạt, lương thực, được tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, mua sắm công cụ lao động, được cấp các loại giấy tờ liên quan đến đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp.

toc nguoi ngu ngoi giua dai ngan pu mat chinh thuc duoc an cu
Tộc người "ngủ ngồi" thoát khỏi kiếp sống chạy trốn với thế giới bên ngoài nơi đại ngàn heo hút - Ảnh: D.C

Cộng đồng người Đan Lai sinh sống ở thượng nguồn sông Giăng- Khe Khặng huyện Con Cuông (Nghệ An) có khoảng 3.000 nhân khẩu. Trải qua một thời gian dài sống cách biệt với thế giới bên ngoài, họ đang phải đối diện với các nguy cơ về kinh tế, xã hội, suy thoái giống nòi do quan hệ cận huyết.

Trước thực trạng đó, ngày 16/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 280 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát".

Sau nhiều năm chậm triển khai, Dự án tái định cư Bá Hạ - Kẻ Tắt cho tộc người Đan Lai đã xây dựng xong với diện tích quy hoạch 100 ha, trong đó 1,4 ha đất ở, 95,19 ha đất sản xuất, cùng nhà ở, công trình phụ trợ kèm theo.

toc nguoi ngu ngoi giua dai ngan pu mat chinh thuc duoc an cu Giáo viên cắm bản băng rừng, vượt suối về nhà nghỉ lễ Quốc khánh

Tranh thủ ngày nghỉ lễ ngắn ngủi, nhiều giáo viên cắm bản nơi “sơn cùng thủy tận" xứ Nghệ phải băng rừng, lênh đênh giữa ...

toc nguoi ngu ngoi giua dai ngan pu mat chinh thuc duoc an cu Bắt tạm giam 3 đối tượng chặt phá rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát

Liên quan đến vụ 99 cây gỗ lớn tại Vườn Quốc gia Pù Mát bị đốn hạ, cơ quan chức năng huyện Con Cuông (Nghệ ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm