Thị trường lao động

Tình trạng cắt giảm lao động có thể kéo dài tới cuối năm 2023

HỒNG MINH
Tác giả: HỒNG MINH
Báo cáo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân về khó khăn doanh nghiệp và triển vọng kinh tế cuối năm 2023 vừa gửi Thủ tướng và dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & XH) trong báo cáo gửi Chính phủ hồi giữa tháng 5 đều có chung nhận định về làn sóng cắt giảm lao động số lượng lớn thời gian tới nếu tình trạng lạm phát lẫn khó khăn kinh tế không được cải thiện.

Nguy cơ cắt giảm lao động số lượng lớn

Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho thấy, doanh nghiệp Việt đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Trong tổng số 9.556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023, và chỉ có 13,5% doanh nghiệp cho biết sẽ giữ nguyên quy mô.

Tình trạng cắt giảm lao động có thể kéo dài tới cuối năm 2023
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ - một trong những ngành nghề đang gặp nhiều khó khăn về đơn hàng. Ảnh minh họa: TL

Cụ thể, trong số 7.333/9.556 doanh nghiệp còn hoạt động, có 71,2% dự kiến cắt giảm lao động trên 5%, trong đó có 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Các doanh nghiệp cắt giảm lao động nhiều nhất ở hai lĩnh vực xây dựng và công nghiệp và phần lớn là ngoài nhà nước và một nửa trong số này hoạt động tại TP.HCM, Bình Dương.

Khảo sát cho biết, TP.HCM có tỉ lệ doanh nghiệp dự kiến giảm trên 50% lao động cao nhất (25,8%), sau đó đến Bình Dương (24%). Bên cạnh đó, có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, trong đó tỉ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.

Trong các khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt thì khó khăn về đơn hàng là lớn nhất (chiếm 59%), tiếp đó là khó khăn trong tiếp cận vốn vay (51%); thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45%); nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31%).

Theo Ban IV, có thể làn sóng sa thải người lao động còn tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp.

Nhận định này đồng nhất với quan điểm của Bộ LĐ - TB & XH trong báo cáo gửi Chính phủ về tình hình cắt giảm lao động tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Trong đó, lãnh đạo Bộ nhận định: “Về cơ bản, việc cắt giảm số lượng lớn lao động của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam đang được kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian tới các vấn đề về kinh tế, lạm phát, giá năng lượng, xung đột Nga - Ukraine… không được cải thiện, nguy cơ cắt giảm lao động số lượng lớn sẽ diễn ra ở nhiều doanh nghiệp khác. Điều này tạo ra thách thức lớn trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”.

Tình trạng cắt giảm chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí. Trong đó, điển hình là dự kiến cắt giảm gần 6.000 lao động vào tháng 6 và tháng 7 tới tại doanh nghiệp sử dụng đông lao động nhất TP. HCM là công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Cho đến hiện tại, công ty này đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với gần 4.500 lao động, phần lớn là nữ có trình độ lao động phổ thông, và hơn 50% số lao động này đã trên 40 tuổi.

Tình trạng cắt giảm lao động có thể kéo dài tới cuối năm 2023
Công nhân Công ty PouYuen đứng trước nguy cơ bị cắt giảm lao động số lượng lớn. Ảnh minh họa: TL

Doanh nghiệp kiến nghị các giải pháp cấp bách

Trước thực trạng trên, doanh nghiệp kiến nghị các giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn trước mắt. Trong đó, đề xuất Thủ tướng chỉ đạo kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 thay vì chỉ hết năm 2023.

Đồng thời, doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp tránh lãi kéo dài như hiện nay, đồng thời cũng đề xuất một số cơ chế đặc biệt như cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế trong vòng 3 tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng...

Về tiếp cận nguồn vốn vay, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ giảm mạnh lãi suất vay cho thuê, mua nhà ở xã hội để số đông công nhân, lao động có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Trong quá trình lao động vay vốn, nhà nước xem xét cơ chế để doanh nghiệp tham gia bảo lãnh cho họ thay vì phải trải qua quy trình xét duyệt phức tạp theo diện "chính sách" như hiện nay.

Ngoài ra, khảo sát cũng ghi nhận mong muốn của doanh nghiệp về việc cơ quan nhà nước hạn chế thanh kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; chỉ kiểm tra không quá một lần trong năm, không ban hành thêm văn bản mới, tạo thêm gánh nặng thuế, phí, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Để tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, cũng như ngăn chặn nguy cơ diễn ra làn sóng cắt giảm lao động kéo dài tới cuối năm 2023, Bộ LĐ - TB & XH cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Các giải pháp cần tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới, giảm chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc giảm lãi suất vay, hỗ trợ giảm thuế, giảm các khoản phí, lệ phí...

Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động thông qua việc hướng dẫn, đảm bảo chi trả các chính sách an sinh xã hội theo quy định.

Bộ LĐ - TB & XH sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi chặt chẽ và kịp thời báo cáo, có phương án hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về lao động, bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến địa phương bố trí nhân lực, hướng dẫn và tổ chức chi trả kịp thời các chính sách cho người lao động và đảm bảo đúng đối tượng; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Bộ phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Quảng Nam: Điểm những ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng trong 4 tháng năm 2023 Quảng Nam: Điểm những ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng trong 4 tháng năm 2023

Theo Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, trong 4 tháng năm 2023, một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng như: ngành ...

5 tháng đầu năm, số lượng lao động có việc làm tại Hà Nội giảm 5 tháng đầu năm, số lượng lao động có việc làm tại Hà Nội giảm

Trong 5 tháng đầu năm 2023, Hà Nội đã giải quyết việc làm mới cho 85.784/162.000 lao động, đạt 52,9% kế hoạch giao trong năm, ...

Gần 4.500 công nhân Công ty PouYuen đồng ý chấm dứt HĐLĐ Gần 4.500 công nhân Công ty PouYuen đồng ý chấm dứt HĐLĐ

4.430 lao động đã kí vào biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Trong ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm