Đời sống

Tích trữ đồ ăn ngày Tết: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc

Tâm Anh
Tác giả: Tâm Anh
Ngày Tết, ai cũng muốn nhà mình được đủ đầy, muốn ăn gì là có ngay cái đó. Chính vì thế, nhiều người thường có thói quen mua nhiều đồ ăn tích đó để ăn dần. Tuy nhiên, việc làm này cũng gây không ít hiểm họa do bảo quản không đúng cách.
tich tru do an ngay tet tiem an nhieu nguy co ngo doc
Những loại thực phẩm khác nhau có cách bảo quản khác nhau.

Tích trữ thực phẩm - thói quen gây hại

Chị Nguyễn Thị Thanh Hiếu - Tổ trưởng sản xuất Tổ môi trường số 1, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh Hoàn Kiếm chia sẻ: "Trước đây, khi cuộc sống còn thiếu thốn, bữa ăn hằng ngày thường chưa đầy đủ, gia đình tôi hay để dành những của ngon vật lạ cho dịp năm mới, coi đây là dịp vừa nghỉ ngơi, vừa hưởng thụ bù cho một năm vất vả. Cũng vì thế mà thói quen tích trữ thực phẩm vẫn còn ảnh hưởng trong cuộc sống ngày nay. Thêm vào đó, Tết Nguyên đán là dịp sum họp, ăn uống, nên cần tích trữ nhiều thực phẩm. Tủ lạnh đã trở thành vật dụng không thể thiếu của các bà nội trợ trong mỗi dịp Tết".

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, ở các tỉnh, thành phố miền Bắc hay có mưa phùn, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nên thực phẩm dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng. Còn ở miền Nam, thời tiết nóng, nhiệt độ cao, cũng khiến các sản phẩm có nhiều đạm (thịt, cá, cua, tôm...) rất dễ bị hỏng. Ngoài ra, tích trữ quá nhiều loại thực phẩm vào cùng chỗ, chỉ cần một món bị nấm mốc sẽ dẫn tới nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn, nấm mốc sang các thực phẩm khác.

tich tru do an ngay tet tiem an nhieu nguy co ngo doc
Cần bỏ thói quen tích trữ thực phẩm dịp Tết, nên mua đến đâu sử dụng đến đó để đảm bảo sức khỏe.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 63 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.723 người bị ngộ độc, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Riêng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, cả nước đã có hơn 3.700 ca khám cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa. Trong đó, có hơn 800 trường hợp ngộ độc thức ăn tự chế biến (tăng 23%) so với cùng kỳ năm trước.

Lời khuyên từ chuyên gia

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận định rằng: “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”. Vì thế, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, nên bảo quản thực phẩm đúng cách, không nên dự trữ quá nhiều đồ ăn ngày tết.

Dưới đây là bí quyết bảo quản thức ăn ngày Tết được an toàn và dài ngày hơn.

Măng khô

Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, Cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ngon, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.

Các loại mứt

Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ.

Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Thịt đông

Với món này, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.

Lạp sườn

Để có thể giữ được lâu hãy lấy một cái hộp lớn, đặt vào giữa một cốc rượu trắng rồi xếp lạp sườn xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp sườn trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.

Rau củ

Chọn rau thật tươi, sạch sẽ và rau phải khô (nghĩa là không nhúng hoặc rưới nước lên), bỏ lá giập, cắt gốc, giũ sạch đất cát, chia thành từng phần đủ dùng cho một lần ăn. Sau đó bọc từng bó rau bằng nilon bọc thức ăn thật kín, hoặc gói rau trong giấy xốp để hút ẩm, rồi cho vào bao nilon có đục lỗ để thoát hơi. Tránh gói rau bằng giấy báo dù có thể hút ẩm tốt nhưng mực in từ giấy báo có rất nhiều chì rất độc.

Đối với bông cải, cà rốt, hành tây, hành lá, chanh, gừng… nếu được bọc nilon (loại dùng để bọc thức ăn) sẽ giữ rau củ tươi rất lâu.

Bảo quản thức ăn thừa

Thức ăn còn thừa sau khi dùng nên để riêng biệt trong hộp có nắp đậy kín hoặc để trong chén, tô bọc nilon kín. Tránh cho thức ăn đã dùng vào chung nồi hoặc hộp thức ăn mới.

Nên bảo quản thức ăn thừa trong vòng 2 giờ sau khi chế biến. Nghĩa là, khi ăn xong nên dọn cất ngay, tránh để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá lâu vì vi khuẩn phát triển rất nhanh sẽ làm hỏng thức ăn.

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh an toàn

-Thịt tươi, tốt nhất chỉ nên mua tích trữ trong 3 ngày là nên dùng hết. Nên cắt nhỏ thành miếng đủ dùng, sau đó lúc cần lấy ra rã đông, không nên để cả tảng thịt to, rã đông rồi để tủ lại sẽ nhanh hỏng.

-Thức ăn sống và thức ăn chín cần được để riêng, tránh trường hợp thức ăn sống rơi rớt vào thức ăn chín gây nhiễm khuẩn.

-Nên sơ chế và làm sạch các loại thực phẩm trước khi giữ trong tủ lạnh.

-Một số loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như các loại bánh chưng, bánh tét, xôi… Nếu để trong tủ lạnh dễ bị hiện tượng “lại gạo”, bạn nên bảo quản những loại thực phẩm này nơi thoáng mát, khô ráo.

tich tru do an ngay tet tiem an nhieu nguy co ngo doc 4 ca tử vong do virus viêm phổi lạ ở Trung Quốc, Bộ Y tế kiểm tra tại Sân bay Nội Bài

Sau khi xác nhận ca tử vong thứ 4 vì viêm phổi cấp do virus lạ tại Trung Quốc trong tổng số 139 ca bệnh, ...

tich tru do an ngay tet tiem an nhieu nguy co ngo doc Bài trí bàn thờ ngày Tết

Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, ...

tich tru do an ngay tet tiem an nhieu nguy co ngo doc Đột quỵ ngày cận Tết và bình an của người lao động

Nhọc nhằn mưu sinh những ngày cuối năm cũng để mong có được một cái Tết đủ đầy, con cái có thêm tấm áo mới. ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm