Cách làm hay

Thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa

Vân Khánh
Tác giả: Vân Khánh
Khi các bệnh viện, khu điều trị dã chiến, các đội xe cấp cứu 115,… đều quá tải, các bác sỹ thuộc các phòng, tổ y tế từ xa trở thành chiếc “phao cứu sinh” duy nhất của các bệnh nhân F0. Mô hình này triển khai hiệu quả ở TP. Hồ Chí Minh và đang được Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nghiên cứu nhân rộng, từ đó thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch Covid - 19.
Thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa

BS. TS. Trịnh Hồng Lân tư vấn điều trị F0 và phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ quản lý, người lao động Công ty TNHH May Tiến Thuận, tỉnh Ninh Thuận.

Sử dụng nền tảng công nghệ

Đến thời điểm này, một tỷ lệ lớn người dân cả nước đã được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 vẫn cao ở nhiều địa phương, trong đó có nhiều ca bệnh F0 dù đã được tiêm đầy đủ 2 mũi.

Tại nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, trong cộng đồng, nhiều doanh nghiệp xuất hiện các ổ dịch có hàng chục NLĐ bị nhiễm. Trong đó, nhiều địa phương có hệ thống y tế cơ sở còn hạn chế, như ở tỉnh Ninh Thuận, rất cần hỗ trợ từ các cơ sở y tế, các tổ chức có năng lực tư vấn, điều trị, phương pháp điều trị, nhất là điều trị từ xa.

Công ty Chế biến thủy sản Thông Thuận và Công ty Tiến Thuận, đóng tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) hiện có hàng chục F0 là NLĐ. Hầu hết số công nhân này đã được cách ly và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, họ đều khó tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, bởi y tế cơ sở ở địa phương đang bị quá tải.

Để kịp thời hỗ trợ bệnh nhân F0 của hai công ty này, Viện Khoa học ATVSLĐ phối hợp cùng Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện mô hình “Phòng Y tế từ xa” tại Công ty chế biến Thủy sản Thông Thuận và Công ty TNHH May Tiến Thuận. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh cùng phần mềm Zalo, các bác sĩ thuộc “Phòng Y tế từ xa” đã có thể tiếp cận, tư vấn, khám, hội chẩn và điều trị bệnh cho các F0 bị Covid -19 được cách ly, điều trị ở nhà.

TS. Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho biết, đây là mô hình đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm sản xuất, vừa bảo vệ sức khỏe NLĐ. Mô hình do Viện Khoa học ATVSLĐ phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Công đoàn, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường phối hợp triển khai.

“Việc ra đời các “Phòng Y tế từ xa” sử dụng các nền tảng cộng nghệ để khám và điều trị, chăm sóc, tư vấn từ xa (online) cho các F0 là NLĐ được cách ly tại các doanh nghiệp hay tại nhà rất là phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, ông Thơ khẳng định.

Thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa

Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang tư vấn qua điện thoại cho một bệnh nhân Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh, chiều 26/7/2021.

Thích ứng an toàn để kiểm soát dịch

Theo BS. TS. Trịnh Hồng Lân, các “Phòng Y tế từ xa” là sự “nâng cấp” từ mô hình “Tổ Y tế từ xa”. Mô hình này đã được triển khai lần đầu tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2021, với các “Tổ Y tế từ xa” khi dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở địa phương này.

“Khi đó, hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh đã bị quá tải trầm trọng, rất nhiều ca bệnh F0 hoàn toàn không thể tiếp cận được với hệ thống y tế. Các “Tổ Y tế từ xa” đã góp phần rất quan trọng trong việc giúp đỡ các bệnh nhân mắc Covid-19 được cách ly và điều trị tại nhà; đồng thời góp một phần quan trọng giúp giảm tải cho các cơ sở y tế, giúp ngăn chặn các ca bệnh chuyển nặng hoặc tử vong”, ông Lân nói.

Vẫn theo ông Lân, sau khi có mô hình “Tổ Y tế từ xa”, các bác sĩ của Viện Khoa học ATVSLĐ đã tình nguyện tham gia vào một “Tổ Y tế từ xa” từ đó tới nay. Hiện các bác sĩ của Viện hằng ngày vẫn tiếp tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca bệnh F0.

“Tuy nhiên, việc điều trị đã nhẹ nhàng hơn giai đoạn tháng 8 và 9 rất nhiều vì đa số các ca F0 đều có các triệu chứng rất nhẹ, ít có nguy cơ chuyển nặng như trước đây”, ông Lân chia sẻ.

TS. Nguyễn Anh Thơ cho biết thêm, hiện nay, nhiều địa phương đã triển khai việc cách ly, điều trị bệnh nhân F0 tại nhà. Tuy nhiên, trong việc quản lý, điều trị F0 tại nhà vẫn còn những lỗ hổng.

Đáng chú ý nhất là tình trạng một số trường hợp F0 tự phát hiện nhưng không báo cơ sở y tế hoặc báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời; phân loại nguy cơ chưa sát theo hướng dẫn. Một số trường hợp sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế như dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm… Do đó, việc triển khai mô hình y tế từ xa để hỗ trợ, hướng dẫn bệnh nhân, tư vấn tâm lý, dinh dưỡng, tập luyện cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà là rất cần thiết.

“Thông qua các hoạt động khám chữa bệnh Covid-19 cho các ca F0 tại nhà trong thời gian mấy tháng qua, Viện Khoa học ATVSLĐ đang thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Đây là dịch vụ y tế nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch Covid-19, cũng như tiến tới kiểm soát hầu hết các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ, cháy nổ và môi trường trong lao động, sản xuất”, ông Thơ khẳng định.

Tin mới hơn

“Những câu chuyện về nữ cán bộ, công nhân viên Điện lực sẽ được lưu giữ đến mai sau”

Nói về cuộc thi viết dành cho nữ cán bộ, công nhân viên nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng chí Đinh Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An chia sẻ, cuộc thi nhằm lưu giữ những giá trị về tấm gương lao động nữ trong quá khứ lẫn hiện tại để các thế hệ sau ghi nhớ.

Đoàn viên tình nguyện nhập dữ liệu F0 nghỉ việc hưởng BHXH

Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) kêu gọi các đoàn viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu để người lao động nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.

Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0

Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp người lao động yên tâm sản xuất.

Tin tức khác

Chung sức xây dựng môi trường sống và làm việc xanh - sạch - đẹp

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, để xây dựng một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Công ty TNHH Chaichareon Việt - Thái tại Khu Thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm “Sạch người, sạch nết, sạch việc; biết nhặt, biết cất, biết vứt”, cùng chung tay xây dựng một môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.

Lan tỏa mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn”

Vừa qua, mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn” của Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vinh dự được Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “Dân vận khéo” phòng, chống Covid-19 năm 2021.

Chương trình "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường Tiểu học Mà Cooih: Ấm áp, sẻ chia

“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực cho người lao động làm việc sau Tết

Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster (Khu công nghiệp Hòa Cầm, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã có nhiều hoạt động tạo nên “thương hiệu” giúp người lao động phấn khởi đến công ty trong ngày đầu năm mới.

Ấm lòng đoàn viên, NLĐ xa quê khi được Công đoàn tổ chức vui xuân, đón Tết miễn phí

10.250 gia đình đoàn viên, người lao động không có điều kiện về quê ăn Tết Nguyên đán 2022 đã được tham gia chương trình “Gia đình công nhân vui Tết cùng thành phố” tại Đầm Sen do chính quyền, LĐLĐ TP. HCM tổ chức từ ngày 29/1/2022 đến 13/2/2022.

Đổi mới, sáng tạo để thu hút người lao động

Năm 2021, các cấp Công đoàn Quảng Trị đã hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh đề ra; thực hiện tốt các chỉ tiêu cam kết với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Xem thêm