![]() |
Buổi làm việc giữa Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động với Công ty Điện lực Yên Bái nhằm sớm triển khai mô hình “Phòng Y tế từ xa” tại doanh nghiệp. |
Tiếp tục triển khai mô hình này, vừa qua, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã phối hợp với Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức chương trình “Khảo sát mô hình sản xuất an toàn và tư vấn khám, điều trị từ xa cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại doanh nghiệp”.
Chương trình tập trung một số nội dung: Tư vấn khám, điều trị từ xa cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại doanh nghiệp, hỗ trợ dự phòng lây nhiễm Covid-19; tư vấn tâm lý cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa với các bệnh thông thường cho người lao động tại doanh nghiệp,…
Mục đích của chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động thích ứng, an toàn, kiểm soát dịch Covid-19 trong điều kiện bình thường mới để sớm triển khai mô hình “Phòng Y tế từ xa” tại công ty nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung.
![]() |
Ông Trần Ngọc Hà, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc. |
Tại buổi làm việc, ông Trần Ngọc Hà, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái cho rằng, mô hình “Phòng Y tế từ xa” là cách làm hay, cần được nhân rộng. Với đặc thù Yên Bái là tỉnh vùng xa, vùng sâu, hệ thống y tế mới chỉ đáp ứng được người dân thành phố, đối với người dân các huyện vùng sâu, vùng xa việc tiếp cận y tế còn khó khăn. Hy vọng chương trình này được triển khai nhân rộng và hiệu quả ở các tỉnh nhất là với các địa phương hệ thống y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, trong đó có Yên Bái.'
Clip ông Trần Ngọc Hà, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc.
“Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh, hệ thống y tế ở các địa phương, doanh nghiệp chưa đầy đủ, đáp ứng kịp thời thì việc áp dụng “Phòng Y tế từ xa” để tư vấn, điều trị F0 tại nhà thực sự có ý nghĩa. Bởi việc tư vấn, điều trị từ xa vừa nhanh, ít tốn kém lại giảm tải cho các cơ sở y tế và giảm áp lực cho đội ngũ nhân viên y tế”, ông Hà chia sẻ thêm.
Mô hình “Phòng Y tế từ xa” không chỉ đảm bảo cho người dân, người lao động được bảo vệ sức khỏe tốt nhất trước dịch bệnh mà còn được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất ngay từ cơ sở, doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện thích ứng hiện nay. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh cùng phần mềm Zalo, các bác sĩ thuộc “Phòng Y tế từ xa” đã có thể tiếp cận, tư vấn, khám, hội chẩn và điều trị bệnh cho các F0 bị Covid-19 đang được cách ly và điều trị ở nhà.
![]() |
TS. Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động trao đổi tại buổi làm việc với Công ty Điện lực Yên Bái. |
Hiện nay các bác sĩ của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã và đang phối hợp với đội ngũ bác sĩ của Trường Đại học Y khoa TP. Hồ Chí Minh tư vấn, điều trị từ xa cho hơn 200 ca nhiễm SARS-CoV-2 ở TP. Hồ Chí Minh; hàng chục ca nhiễm ở Công ty May Tiến Thuận và Công ty Chế biến Thuỷ sản Thông Thuận (Ninh Thuận). Đến nay, nhiều ca đã khỏi bệnh. Chương trình đã tạo niềm tin cho người bệnh, họ yên tâm trong quá trình điều trị với sự tư vấn từ xa của bác sĩ.
TS. Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động cho biết, để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ là vừa bảo đảm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế vừa bảo vệ sức khỏe người lao động, mô hình “Phòng Y tế từ xa” đã được đưa vào hoạt động để tư vấn tâm lý, khám, điều trị, chăm sóc các ca F0 được cách ly và điều trị ở nhà (hay được cách ly tại các doanh nghiệp). Mô hình do Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Công đoàn phối hợp triển khai.
Được biết, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tiếp tục triển khai chương trình “Phòng Y tế từ xa” tại các địa phương: Bạc Liêu, Phú Thọ. Đây là một trong những địa phương có mạng lưới y tế cơ sở còn hạn chế. Ngoài ra, Viện đã khảo sát và làm việc với một số công ty điện lực miền Bắc và miền Nam nhằm sớm triển khai mô hình này.
![]() |
Bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Viện trưởng Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam hỗ trợ bệnh nhân F0 từ xa. Ảnh: Báo Ninh Thuận |
Cũng theo ông Thơ, hiện số ca nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị từ xa chưa nhiều nhưng với hiệu quả ban đầu là cơ sở để nhân rộng mô hình này. Đây là một phần của chương trình chăm sóc sức khoẻ từ xa cho người bệnh. Nếu mô hình hiệu quả, thành công thì hoàn toàn dùng nền tảng công nghệ này để tư vấn về sức khoẻ nghề nghiệp, điều trị, thăm khám các bệnh nghề nghiệp và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho người lao động.
“Việc ra đời mô hình “Phòng Y tế từ xa” sử dụng các nền tảng cộng nghệ để khám và điều trị, chăm sóc, tư vấn từ xa cho người bệnh có thể nói là mô hình chăm sóc sức khỏe rất cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động nhận định.
![]() Đến nay, hệ thống pháp luật ATVSLĐ của nước ta đã được ban hành tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của công ... |
![]() Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tổ chức hội thảo “Khoa học ATVSLĐ: Thách thức và cơ hội để phát triển ... |
![]() Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa trao Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Thơ giữ chức Phó Viện trưởng và giao Quyền Viện ... |
Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Dấn thân vì người bệnh
