Công đoàn

Thêm một tuần nghỉ học vì Covid-19 và nỗi lo của gia đình, nhà trường, giáo viên

Kim Tung
Tác giả: Kim Tung
“Các con nghỉ tiếp 1 tuần vì Covid -19 các mẹ nhé. Cô soạn bài gửi email, zalo các mẹ cho con làm bài”. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1E thông báo. Chị Nguyễn Thị Mai thở dài.    
them mot tuan nghi hoc vi covid 19 va noi lo cua gia dinh nha truong co giao
Trước khi dịch Covid-19 diễn ra, nhà trường thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng sống an toàn cho học sinh

Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) khiến lớp học của hai cậu con trai 7 tuổi và 3 tuổi của chị Mai phải tạm ngừng đến ba tuần. Với nhà có điều kiện kinh tế, có việc làm ổn định thì nghỉ còn có lương. Còn hai vợ chồng chị, làm việc thời vụ, nếu nghỉ vì dịch mãi thì không lấy đâu ra tiền sinh hoạt.

Chị Nguyễn Thị Mai (quê ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) làm công nhân tự do, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng. Năm trước, không may gặp hoạn nạn, tiền tích lũy của hai vợ chồng chi tiêu hết để chữa bệnh. Không phải chị không muốn đi làm công nhân khu công nghiệp, được đóng bảo hiểm và chế độ đảm bảo hơn. Chị phải chọn công việc thời vụ gần nhà vì không có ai đưa đón con nếu đi làm về muộn sau 5 giờ chiều.

Sau cái Tết ngốn đến cả tháng lương của cả hai vợ chồng, chị Mai định bụng gửi con tới lớp rồi đi làm, có thêm vài đồng dắt túi, trang trải cuộc sống và lo lúc con đau ốm. Chồng chị chỉ nhờ sức khỏe, chuyên bốc dỡ hàng đêm ở chợ quê nên thu nhập không ổn định.

Từ khi dịch bệnh do virus corona gây ra, hai con nghỉ đến lớp, chị phải ở nhà trông nom hết ngày này sang ngày khác. Sinh hoạt hằng ngày trông mong vào tiền lương của chồng. Chị mong sao dịch bệnh qua nhanh, để các con trở lại trường, chị đi làm để kiếm thêm tiền lo cuộc sống.

Với công nhân lao động nghèo như chị Mai, dịch bệnh do virus corona tác động ngay đến miếng cơm manh áo nhà chị.

them mot tuan nghi hoc vi covid 19 va noi lo cua gia dinh nha truong co giao
Căn nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Mai - một nữ công nhân phải ở nhà trông con đến 3 tuần và không có thu nhập.

Còn với các nhà trường, cô giáo là những nỗi lo khi học sinh nghỉ học dài ngày, quên nề nếp học tập.

Cô Nguyễn Thị Thành - giáo viên chủ nhiệm lớp 1B (Trường Tiểu học Dương Liễu B) có phần lo lắng. Phải rất nỗ lực từ những ngày đầu năm học, lớp của cô mới đi vào nề nếp sinh hoạt, học tập. Sau Tết, các học sinh sẽ bắt đầu chuyển từ học cỡ chữ to sang cỡ chữ nhỏ, độ khó của bài học cũng tăng dần lên thì… nghỉ học đến 3 tuần vì dịch. Hằng tuần, cô vẫn trao đổi qua zalo, email, gửi bài tập cho các bậc phụ huynh để kèm con học tập.

Sau đợt nghỉ này, hẳn cô và trò lại phải nỗ lực để trở lại nề nếp học tập như trước Tết.

Hiện nay, đối với các trường tiểu học khu vực nông thôn như Trường Tiểu học Dương liễu B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, việc áp dụng công nghệ thông tin vào học trực tuyến cho toàn bộ học sinh của nhà trường rất khó khăn do không phải phụ huynh nào cũng sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ cho việc học trực tuyến để hỗ trợ các con.

Cô Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dương Liễu B chia sẻ: Nhà trường luôn thực hiện đầy đủ công tác phun khử trùng, vệ sinh trường lớp để sẵn sàng đón các em học sinh trở lại lớp. Đồng thời, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho toàn bộ giáo viên để phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra.

Trường hiện có gần 1.000 học sinh học bán trú. Thời gian qua, các thầy cô giáo đã thường xuyên trao đổi, liên lạc với các bậc phụ huynh học sinh để hướng dẫn các em ôn luyện kiến thức trong quá trình nghỉ học để phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc nghỉ học kéo dài cũng gây không ít lo lắng cho thầy cô giáo bởi chưa biết ngày nào học sinh trở lại lớp, và kế hoạch năm học này sẽ được điều chỉnh như thế nào.

them mot tuan nghi hoc vi covid 19 va noi lo cua gia dinh nha truong co giao 2.360 người chết vì virus corona, Italy có ca tử vong đầu tiên

Trên thế giới, tổng số người chết vì virus corona lên tới 2.360. Trong ngày 21/2, Italy cũng đã ghi nhận về ca tử vong ...

them mot tuan nghi hoc vi covid 19 va noi lo cua gia dinh nha truong co giao Phê phán thay sách giáo khoa, cô giáo bị đề nghị điều chuyển đến vùng khó khăn

Một giáo viên ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vừa bị hội đồng kỷ luật của trường ra quyết định kỷ luật do đăng nội ...

them mot tuan nghi hoc vi covid 19 va noi lo cua gia dinh nha truong co giao Dịch Covid-19: Giáo viên nghỉ dạy có được hưởng lương không?

Để phòng chống dịch Covid-19, học sinh được tạm nghỉ học, còn giáo viên thì nghỉ dạy, thời gian có thể kéo dài cả tháng ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm