![]() |
Bản Sa Ná tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng sáng ngày 3/8. Ảnh X.C. |
Ngày 18/8, ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết: Trận mưa lũ vừa qua gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản tại xã Na Mèo, nặng nề nhất là bản Sa Ná. Để khắc phục, sớm ổn định đời sống cho người dân, nhiều cơ quan, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân đã chung tay ủng hộ, chia sẻ với những gia đình bị ảnh hưởng.
Người dân Sa Ná đã họp, thống nhất vị trí đề xuất, báo cáo các sở, ban, ngành của tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá chọn khu tái định cư cách vị trí xảy ra lũ quét kinh hoàng 800m. Khu Poong Hồ, thuộc địa phận bản Sa Ná, có diện tích 5,29 ha. Vị trí này khá bằng phẳng, không ảnh hưởng ta luy âm và ta luy dương, chỉ phải xây dựng kè chống sạt lở cục bộ. Dự kiến bố trí cho 51 hộ, mỗi hộ 240 m2 đất ở. Theo kế hoạch tới ngày 31/11/2019 sẽ xây dựng nhà ở cho dân.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, trong các ngày từ 14-16/8 mưa lớn lại trút xuống khu vực bản Sa Ná, khiến tràn thi công qua sông Luồng bị sạt lở, đường trơn trượt. Qúa trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc sang bên kia sông để thi công gặp rất nhiều khó khăn.
Để người dân sớm ổn định cuộc sống, yên tâm bám đất, bám bản, chính quyền địa phương quyết tâm huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hạ tầng khu tái định cư cho các hộ nhận đất, xây dựng nhà cửa.
Như Cuộc sống an toàn đã đưa tin, ngày 3/8, mưa lớn đã gây ra lũ quét kinh hoàng tại bản Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa), cuốn trôi và làm sập 20 ngôi nhà, 12 người chết và mất tích.
Những ngày qua, nhiều đoàn cứu trợ khắp mọi miền đất nước đã tìm về bản Sa Ná. Tại đây, người ta không khỏi xót thương bởi sự tàn phá kinh hoàng của lũ dữ. Sa Ná hoang tàn, ngổn ngang cây đổ, nhà trôi, nhiều người mất tích trong vô vọng. Người dân bản Sa Ná vốn đã nghèo, nay qua cơn lũ dữ để lại cho chính quyền và người dân nơi đây nỗi khổ trăm bề. Người mất con, mất vợ, bơ vơ một mình không người thân, không nhà cửa.
Nhiều ngày qua, cấp ủy, chính quyền từ trung ương đến các địa phương dồn sức khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích, huy động lực lượng giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại, dọn dẹp, tu sửa nhà cửa hư hỏng, sớm ổn định đời sống nhân dân.
![]() |
Đường vào bản Sa Ná sau trận lũ quét kinh hoàng còn rất khó khăn. Ảnh X.C. |
Về lâu dài, người dân bản Sa Ná vẫn khát khao có một cây cầu cứng bắc qua sông Luồng để con, cháu trong bản yên tâm đến trường, tạo cơ hội buôn bán, phát triển kinh tế. Để mỗi khi mưa lũ xảy ra, người dân khu vực các bản Sa Ná, Son, Sơn Thủy… không bị cô lập với bên ngoài.
Theo UBND huyện Quan Sơn, trước đây có một dự án thuộc Chương trình 30a làm đường từ bản Sa Ná và làm đập tràn qua sông Luồng. Thấy việc xây đập tràn qua sông Luồng là bất hợp lý, huyện Quan Sơn đã có văn bản xin UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng cây cầu cứng bắc qua sông Luồng và đã được chấp thuận. Tuy nhiên khó khăn về kinh phí chưa thể triển khai được.
![]() Gỗ từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm, làm nghẽn dòng, sau đó mưa lớn làm nước dâng và vỡ đập, tạo ra lũ ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
