![]() |
Tiệc tất niên không có rượu bia tại Công ty Nutifood - Ảnh: Tuổi trẻ. |
Còn nhớ mồng 1 Tết năm ngoái, tôi không khỏi ngạc nhiên khi gặp lại Hiệp, cậu bạn thân thiết hồi cấp ba. Chẳng là mới chưa đầy hai ngày trước đó, qua điện thoại Hiệp còn báo với tôi là năm nay về nhà ngoại ở Bắc Giang ăn tết nên không về quê. Ấy vậy mà mới trưa mồng 1 Tết đã gặp bạn ấy đầu xóm. Thấy tôi ngạc nhiên, Hiệp mới phân bua: “Khốn khổ bạn ạ. Thằng em tôi đi ăn tất niên với đám bạn, chẳng biết uống kiểu gì mà lúc đi xe về bị tai nạn, phải đưa đi viện nên ông bà gọi về”. Thế là cả nhà Hiệp ăn Tết mất vui.
Lâu nay việc lạm dụng bia rượu trong dịp Tết đã trở thành thói quen khó bỏ đối với nhiều người, nhất là thanh niên. Mà cũng chẳng có gì lạ. Cứ gặp nhau thì phải làm vài chén. Năm mới đến nhà nào chúc tết cũng phải uống. Từ chối là kiêng, chủ nhà không vui. Rồi bao nhiêu tiệc khác. Tất niên rồi lại gặp mặt đầu xuân, họp hội rồi họp lớp, rồi lại mừng thọ… Ra khỏi nhà là uống rượu. Mà uống nhiều là say. Say mà lại đi xe máy thì tai nạn cũng là chuyện thường. Chưa kể rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội...
Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1/1/2020 cấm hẳn việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Theo số liệu từ Cục CSGT, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương trong các vụ TNGT tháng đầu năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều cá nhân, tổ chức đã thay đổi thói quen sử dụng bia rượu trong các buổi liên hoan.
Mới đây, tiệc tất niên tại các nhà máy của Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood khắp ba miền với khoảng 2.000 công nhân được tổ chức mà không có bia rượu. Bữa tiệc vẫn vui. Trao đổi với báo chí, lãnh đạo công ty cho biết từ nay sẽ tổ chức các bữa tiệc nội bộ mà không sử dụng bia rượu, còn các bữa tiệc bên ngoài sẽ khuyến khích nhân viên hạn chế hoặc không sử dụng đồ uống có cồn.
Tại các bữa tiệc tất niên của các nhóm công nhân thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng Long năm vừa rồi cũng chỉ có Coca và nước lọc, trà đá...
Chia sẻ với Cuộc sống an toàn, anh Chiến nói: "Mọi người cứ bảo không có rượu mất vui, nhưng chúng tôi thì thấy ngược lại. Uống rượu vào chẳng dám đi đâu thì còn gì là vui nữa. Còn chúng tôi liên hoan xong vẫn có thể đèo nhau đi chơi, đi hát, hoặc trà chanh chém gió..., các chị em rất ủng hộ".
Một điều dễ nhận thấy, thị trường bia rượu Tết năm nay "đìu hiu" hơn hẳn so với mọi năm. Theo hãng tin Bloomberg, doanh số bia của Việt Nam có thể đã giảm ít nhất 25% kể từ nghị định 100 có hiệu lực. Những giỏ quà Tết đã không còn xuất hiện những chai rượu ngoại như trước kia, thay vào đó là trà, cà phê, bánh mứt... Nước giải khát được người dân ưa chuộng, thay vì những két bia, tất cả hướng đến một cái Tết không cồn, an toàn.
![]() |
![]() |
![]() Ngày 23/1, đại diện bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, có 2 ca dương tính với virus corona đang điều trị tại đây và ... |
![]() Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
