Tăng lương "chưa từng có tiền lệ" để hút lao động
Nhịp cầu việc làm

Tăng lương "chưa từng có tiền lệ" để hút lao động

PHAN NGUYÊN
Tác giả: PHAN NGUYÊN
Gần 2 tuần sau khi áp dụng chính sách tăng lương “chưa từng có tiền lệ”, Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) đã tuyển được 1/3 số lao động mong muốn.
Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Chính sách tăng lương “chưa từng có tiền lệ”

Chị Huỳnh Thị Ánh Tuyết, phụ trách nhân sự và tuyển dụng Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) cho biết, sau Tết Nguyên đán, tình hình sản xuất kinh doanh có tín hiệu khởi sắc, đơn hàng tăng nên doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm 300 lao động sản xuất hàng may mặc.

Tuy nhiên, đến tận cuối tháng 2, doanh nghiệp không tuyển được người lao động nào. Lúc này, công ty đưa ra những chính sách “chưa từng có tiền lệ”.

Trong 2 tuần, công ty tổ chức hàng chục cuộc họp, áp dụng rất nhiều công thức tính rồi quyết định tăng lương cơ bản từ 4,776 triệu đồng lên 5 triệu đồng/tháng, phụ cấp tăng từ 600 ngàn lên 900 ngàn/tháng, tăng phụ cấp chuyên cần.

Công ty cũng áp dụng chính sách thưởng "hậu hĩnh" cho người giới thiệu được lao động mới. Nếu trước đó, công nhân giới thiệu người có tay nghề vào làm việc được thưởng 1 triệu đồng, giới thiệu người chưa có tay nghề được thưởng 500 ngàn đồng thì nay mức tăng gấp đôi.

“Sau rất nhiều năm, đây là lần đầu tiên công ty có chính sách lương, thưởng tăng đột phá như vậy. Sau khi áp dụng chính sách lương mới, đầu tháng 3 đến nay, doanh nghiệp đã tuyển được 100/300 người lao động. Những lao động cũ cũng quay về công ty, họ cũng giới thiệu người quen vào công ty làm việc” – chị Ánh Tuyết nói.

Người phụ trách nhân sự và tuyển dụng Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam chia sẻ thêm, đầu năm 2020 doanh nghiệp có 980 công nhân, sau đó dịch Covid-19 bùng phát dẫn tới không có đơn hàng, buộc phải cắt giảm lao động. Đến cuối năm 2020, doanh nghiệp chỉ còn 120 công nhân.

Từ tháng 1/2021, tình hình dần phục hồi, đơn hàng có lại và công ty bắt đầu tuyển dụng. Hiện, tính cả số lao động mới tuyển, doanh nghiệp có 570 công nhân lao động và đang cần tuyển 200 người.

“Trước khi áp dụng chính sách tăng lương, chúng tôi đã dùng nhiều cách để tuyển dụng lao động như: treo băng rôn khắp tuyến đường, kết nối với các chợ, sàn giao dịch việc làm, đăng tuyển dụng trên các nền tảng, đến tận vùng núi, xa xôi nhưng kết quả vẫn không khả thi. Tôi cho rằng lương là yếu tố then chốt thu hút người lao động” – chị Ánh Tuyết nói.

Tự động hóa không thể thay thế người lao động

Chị Lê Thị Hiền - Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần 28 (Đà Nẵng) cho biết, công ty cần tuyển lao động phổ thông quanh năm. Sau Tết, doanh nghiệp cần tuyển 50 công nhân may có tay nghề, 01 thợ cắt, 05 lao động phổ thông. Tuy nhiên, đến nay chỉ tuyển được 10 lao động, hiện đang tiếp tục tuyển dụng trên các nền tảng.

Anh Đoàn Nhật Trưng - nhân viên phòng Kỹ thuật của Công ty Cổ phần 28 mặc dù là người có nhiều sáng kiến góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng anh cho rằng, máy móc chỉ góp phần nào đó trong quá trình sản xuất, còn lại doanh nghiệp dệt may vẫn rất cần người lao động có tay nghề.

“Những công đoạn máy móc không thể thay thế lao động lành nghề như tra tay, sử dụng máy may một kim, hai kim”, anh Trưng nói.

Theo anh Trưng, trước dịch Covid-19 những đơn hàng lớn xuất đi Mỹ, Châu Âu nhiều nên người lao động làm việc ăn sản phẩm thường có lương rất cao. Còn hiện nay, khi đơn hàng khan hiếm buộc công ty nhận những đơn hàng nhỏ, lẻ để duy trì sản xuất và việc làm, điều này khiến thay đổi thường xuyên chuỗi sản xuất dẫn đến người lao động làm việc hưởng lương theo sản phẩm thấp hơn những năm trước. Do vậy, người lao động trong ngành có xu hướng dịch chuyển sang những ngành nghề khác.

Ngành Dệt may: Tăng lương mới thu hút lao động

Một công đoạn áp dụng tự động hóa trong ngành may mặc của của Công ty Cổ phần 28 (Đà Nẵng). Ảnh: PHAN NGUYÊN.

Anh Nguyễn Văn Trung - công nhân sửa chữa điện của Công ty CP Dệt May 29/3 (Đà Nẵng), người có nhiều cải tiến máy móc làm lợi cho doanh nghiệp 100 triệu đồng mỗi năm, cũng cho rằng công nghệ ngành Dệt May chưa thể thay thế hoàn toàn con người. Một số công đoạn có thể làm tự động hóa như cắt vải, hoặc công đoạn cố định lặp đi lặp lại.

“Máy móc hỗ trợ khoảng 20% quá trình sản xuất, còn khoảng 80% vẫn rất cần người lao động có tay nghề”, anh Trung nói.

Chị Trương Hoàng Linh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Fashion Garments (Quảng Nam) cho rằng, việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào một số các công đoạn để tăng năng suất lao động, giúp cho người lao động thao tác dễ dàng hơn chứ không thay thế được người lao động.

“Tự động hóa giúp tối ưu năng suất lao động, tinh gọn trong thao tác, giảm rủi ro cho sản xuất, còn người lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Sau Tết, tỷ lệ nghỉ việc tại công ty khoảng 3,5%, hiện nay công ty đang tập trung tuyển dụng để đào tạo bổ sung”, chị Linh chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng cho biết, ra Tết ngành Dệt May cần tuyển nhiều lao động nhưng hiện nay gặp khó vì lương còn thấp so với các ngành nghề khác.

Voice: Chị Huỳnh Thị Ánh Tuyết, phụ trách nhân sự và tuyển dụng Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) chia sẻ về chính sách tăng lương để thu hút người lao động.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới? Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – ...

Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp” Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng nói về tình hình việc làm sau Tết ...

Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% mỗi tháng, kể từ ...

Ba loại tiền lương dự kiến tăng từ 1/7/2024 Ba loại tiền lương dự kiến tăng từ 1/7/2024

Lương công chức, viên chức, lương hưu, lương tối thiểu vùng dự kiến sẽ tăng từ ngày 1/7/2024.

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm