Phóng sự điều tra

Tăng cường thương lượng tiền lương có lợi hơn cho người lao động

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Trước khi Nghị định số 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (1/7/2022), LĐLĐ TP Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai nhiều nội dung, trong đó tăng cường đối thoại, thương lượng để thỏa thuận tiền lương đảm bảo có lợi hơn cho người lao động so với quy định.
Tăng cường thương lượng tiền lương có lợi hơn cho người lao động
Đồng chí Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội (thứ 3, từ trái) trò chuyện với lãnh đạo và người lao động Công ty TNHH Canon Việt Nam - Ảnh: NGỌC ÁNH

Đồng chí Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội vừa ký ban hành văn bản về việc thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ về mức lương tối thiểu.

Theo đó, từ 1/7/2022, doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng I (gồm các quận, huyện, thị xã: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và Sơn Tây), sẽ áp dụng mức lương tối thiểu 22.500 đồng/giờ và lương tối thiểu 4.680.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu 20.000 đồng/giờ và 4.160.000 đồng/tháng được áp dụng đối với doanh nghiệp trên địa bàn vùng II (gồm các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ứng Hòa, Phú Xuyên).

Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, LĐLĐ TP Hà Nội yêu cầu các cấp công đoàn tuyên truyền tới công đoàn cơ sở, người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) những nội dung của Nghị định. Ngoài ra, phối hợp với NSDLĐ xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo đúng quy định.

LĐLĐ TP Hà Nội lưu ý, đối với người lao động đang hưởng lương theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, lương khoán thì mức lương đang trả được quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương do Chính phủ quy định.

NSDLĐ có trách nhiệm rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

“Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động”, văn bản nêu.

Đối với các nội dung đã thỏa thuận hoặc cam kết có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Chẳng hạn, chế độ tiền lương trả cho người lao động làm việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các cấp Công đoàn Thủ đô tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, đặc biệt là thương lượng tập thể để thỏa thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác đảm bảo có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Đồng thời, đẩy mạnh giám sát đối với việc thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP và pháp luật về tiền lương tại doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động.

Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý các vướng mắc phát sinh, hạn chế thấp nhất các tranh chấp lao động, đình công trái qui định xảy ra, bảo đảm duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp...

Từ 1/7, mức lương tối thiểu theo giờ của người lao động được tính thế nào? Từ 1/7, mức lương tối thiểu theo giờ của người lao động được tính thế nào?

Từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng từ 15.600 đồng/giờ- 22.500 đồng/giờ.

Điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động trước ngày 25/7 Điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động trước ngày 25/7

Chậm nhất đến ngày 25/7/2022, các đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng Bảo hiểm xã hội ...

Lương tối thiểu vùng tăng nhưng công nhân lao động chưa vơi lo lắng Lương tối thiểu vùng tăng nhưng công nhân lao động chưa vơi lo lắng

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% so với mức ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm