Hoạt động Công đoàn

Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn

TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA, Ủy ban Xã hội của Quốc hội
Đến nay, Việt Nam đang tham gia 15 FTA. Trong số đó, EVFTA và CPTPP là các FTA có các cam kết cụ thể đầu tiên về lao động của Việt Nam. Hiệp định EVFTA có hiệu lực đối với Việt Nam từ 01/8/2021 còn Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ 14/01/2019.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và ký kết ngày 30/6/2019. Hiệp định EVFTA có 17 chương, trong đó, các cam kết về lao động được quy định tại Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững.

Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Hình minh họa (Nguồn: hoinhapkinhte.gov.vn).

Việc Mỹ rút lui khỏi TPP dẫn đến Hiệp định này không thể triển khai trên thực tiễn. Các thành viên còn lại của TPP tiến hành đàm phán và ký CPTPP vào ngày 9/3/2018. CPTPP chỉ có 7 điều, theo đó, CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung so với phiên bản gốc của TPP với 30 chương và chỉ tạm hoãn thực thi 22 điều khoản chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ. Cam kết về lao động trong CPTPP Chương 19 giữ nguyên quy định tại Chương 19 của Hiệp định TPP về lao động.

Những tác động trong việc thực hiện các cam kết

Để thực thi đầy đủ các cam kết trong EVFTA và CPTPP, Việt Nam phải thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có Công ước số 87 mà Việt Nam chưa phê chuẩn

Quyền tổ chức của người lao động (NLĐ) cũng luôn là tâm điểm được bảo vệ bởi ILO. Công ước số 87 của ILO quy định NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền thành lập và tham gia những tổ chức đại diện do họ tự chọn mà không cần phải xin phép trước. Tổ chức của NLĐ và NSDLĐ phải được tự do về mặt tổ chức và không thể bị chính quyền giải tán hoặc đình chỉ hoạt động. Các tổ chức này có quyền thành lập và tham gia vào các liên hội hoặc các liên kết. Các liên hội hoặc các liên kết này có thể là hội viên của các tổ chức quốc tế của NLĐ và NSDLĐ. Điều 2, Công ước số 87 quy định: “Tất cả NLĐ và NSDLĐ đều có quyền thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của họ với điều kiện tuân thủ Điều lệ của các tổ chức đó”.

Như vậy, quyền tổ chức của NLĐ, theo ILO, cũng bao gồm quyền đựơc thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn của họ. Có nghĩa là, những NLĐ có thể thành lập nhiều tổ chức đại diện khác nhau trong một cơ sở lao động. Trên cơ sở đó, những NLĐ khác có quyền tự do lựa chọn tham gia vào công đoàn hay tổ chức đại diện khác để bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất.

Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế giai đoạn 2021-2030. Nguồn: trithucxanh.vn

Ngoài các quyền của cá nhân NLĐ, Công ước số 87 còn cho phép các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình. Đồng thời nghiêm cấm các cơ quan có thẩm quyền can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó. Công ước số 87 cũng bảo vệ các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ trước bất kỳ sự can thiệp nào của các cơ quan hành chính và quy định các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập, liên kết với các tổ chức quốc tế của NLĐ và NSDLĐ, đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức liên kết này. Đối với lực lượng vũ trang và cảnh sát, Công ước cho phép pháp luật quốc gia đưa ra những quy định riêng về những bảo đảm quy định trong Công ước này.

Có thể nhận thấy, quan điểm cơ bản trong các quy định của ILO về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể nói chung và của Công ước số 87 nói riêng đó là, NLĐ, NSDLĐ và tổ chức của họ được tự do thành lập, tự do thương lượng về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; để đảm bảo quyền thành lập và thương lượng này, ILO quy định quyền tự do lựa chọn tổ chức cũng như quy định sự độc lập giữa tổ chức của NLĐ và NSDLĐ. Đây chính là hai trụ cột trong các quy định của ILO về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể.

Các yêu cầu nêu trên đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải có sự phù hợp theo những yêu cầu như:

- Thứ nhất, bảo đảm quyền tự do quyết định thành lập và gia nhập công đoàn, tổ chức đại diện của NLĐ, quyền thành lập, gia nhập tổ chức của NSDLĐ. Phải chấp nhận có sự tự do lựa chọn tổ chức đại diện của NLĐ và NSDLĐ. Tổ chức đại diện này có quyền được liên kết ở nhiều cấp độ khác nhau. Đây là vấn đề mới đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống pháp luật và có giải pháp phù hợp về nhiều mặt.

Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn

Các điều kiện về lao động để hàng dệt - may có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ khi đi vào vận hành đã góp phần cải thiện điều kiện sống, làm việc của NLĐ, góp phần tăng năng suất, hiệu quả công việc. Ảnh: TTXVN

- Thứ hai, cần có cơ chế để việc thành lập tổ chức Công đoàn theo nguyên tắc từ dưới lên để công đoàn thực sự là sự mong mỏi, là nơi gửi gắm, là người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

- Thứ ba, phải bảo đảm sự độc lập giữa tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức của NSDLĐ. Độc lập về tổ chức, bộ máy để tổ chức này không thể can thiệp vào công việc của tổ chức kia. Độc lập về tài chính để tổ chức này không phụ thuộc vào tổ chức kia.

Tóm lại, EVFTA và CPTPP là những FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia có chứa các cam kết cụ thể về lao động. Việc thực hiện các cam kết này, bên cạnh một số yêu cầu thay đổi về pháp luật, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam cả về chính trị, ngoại giao cả về kinh tế. Bên cạnh việc đưa Việt Nam gắn kết hơn với thế giới, nâng cao vị thế và lòng tin vào Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, các FTA này còn là động lực thúc đẩy cải cách trong nước để Việt Nam có bước tiến vững chắc hơn trong tương lai. Đúng như nhận định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Việc thành lập tổ chức đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bên cạnh hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể tạo ra một số thách thức đồng thời cũng là cơ hội, động lực cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

Phân tích ở trên cho thấy, trước cơ hội và thách thức mà Hiệp định EVFTA và CPTPP mang lại, thiết nghĩ phải tiến hành đánh giá tác động của các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đối với Việt Nam một cách toàn diện và đầy đủ. Để làm được như vậy, cần:

Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các tác động và đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật trong nước theo từng yêu cầu về lao động trong EVFTA và CPTPP theo 3 nhóm nội dung mà Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước cơ bản: (i) xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc; (ii) xóa bỏ lao động trẻ em và (iii) xóa bỏ phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Nghiên cứu đánh giá tác động toàn diện và cụ thể của việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế về quyền tổ chức và thương lượng tập thể trong Công ước số 87 của ILO.

Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn
Việc chuẩn bị và thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP là một bước quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, bảo vệ quyền của NLĐ. Trong ảnh: Nuôi cá tầm trên hồ Đa Mi (Bình Thuận), xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, Mỹ, Châu Âu... Ảnh: TTXVN.

Nghiên cứu và đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp chuẩn bị trong trường hợp phải thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp về lao động trong EVFTA và CPTPP.

Nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ở các nước thành viên EVFTA và CPTPP làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình thực hiện các cam kết lao động trong EVFTA và CPTPP của các quốc gia thành viên này.

Việc chuẩn bị và thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP là một bước quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, bảo vệ quyền của NLĐ, nhất là quyền công đoàn. Hệ thống pháp luật về lao động tiến bộ, ổn định, thúc đẩy sáng tạo của NLĐ là tiền đề không thể thiếu cho phát triển nguồn nhân lực - tài sản quý giá của mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.

Tài liệu tham khảo:

  1. Pham Trong Nghia (2017) “Trade and Labour Rights: The Case of the TPP”, Global Economic Governance Programme, Working Paper No. 2017/124 tại địa chỉ http://www.geg.ox.ac.uk/geg-wp-2017124-trade-and-labour-rights-case-tpp.
  2. Báo cáo số 349/BC-UBTVQH14 ngày 8/11/2019 của UBTVQH về việc Giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.
Chú trọng phát triển thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội Chú trọng phát triển thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội

Lao động - việc làm là một trong các cân đối lớn của nền kinh tế góp phần đảm bảo cuộc sống và phát triển ...

Tập huấn về đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể Tập huấn về đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

LĐLĐ huyện Yên Dũng phối hợp với Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tập huấn kỹ năng ...

Kiều hối từ lao động xuất khẩu và câu chuyện về tiềm năng vốn con người Kiều hối từ lao động xuất khẩu và câu chuyện về tiềm năng vốn con người

Gần 19 tỷ USD là ước tính lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2022, cao hơn 1 tỷ USD so với năm 2021. ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm