![]() |
Công nhân của Công ty TNHH KaiYang (Hải Phòng) dừng làm việc và chờ đợi phương án giải quyết từ các cơ quan chức năng, trong đó có BH thất nghiệp. Ảnh: An Đăng/TTXVN |
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH nhận được Công văn số 199/BDN kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng về thực hiện bảo hiểm (BH) thất nghiệp. Cử tri Thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP theo hướng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng thì dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó, tránh tình trạng trùng hưởng trợ cấp”.
Cử tri Hải Phòng cũng kiến nghị: “Đề nghị bổ sung chế tài xử phạt đối với các trường hợp không hoàn trả tiền hưởng trợ cấp BH thất nghiệp sai quy định”.
Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật về BH thất nghiệp và chế tài xử phạt đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền khi sửa đổi, bổ sung Nghị định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên.
Theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, thì thời điểm hưởng lương hưu của NLĐ được bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng dương lịch. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 3, Điều 50 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì thời điểm hưởng TCTN được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng TCTN; mỗi tháng hưởng TCTN đươc tính từ ngày NLĐ bắt đầu hưởng TCTN đến ngày đó của tháng sau trừ 1 ngày.
Như vậy, từ thời điểm ngày đầu tiên của tháng hưởng TCTN đến ngày đầu tiên của tháng hưởng chế độ hưu trí, NLĐ sẽ không có khoản tài chính nào để bù đắp, duy trì cuộc sống trong khi NLĐ đang khó khăn về tài chính do tình trạng mất việc. Do đó, quy định tại Khoản 4, Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ theo nguyên tắc chia sẻ giữa những người tham gia BH thất nghiệp.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri về việc tránh tình trạng trùng hưởng trợ cấp, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
![]() Việc khám chữa bệnh trái tuyến nhưng vẫn được hưởng 100% chi phí là điều mà không phải người bệnh nào cũng hiểu rõ. ... |
![]() Do mức lương cơ sở vừa được điều chỉnh tăng nên mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên trong năm học ... |
![]() Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có văn bản đề nghị Ban An toàn giao thông các tỉnh thành phố trực thuộc ... |
![]() Hàng ngàn người lao động (NLĐ) tại Hà Nội đang rơi vào cảnh khốn cùng vì doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ... |
![]() Mặc dù đã hoàn tất thủ tục nghỉ việc, nhưng hơn một trăm CNLĐ vẫn bị Công ty CP Cơ khí và Xây lắp số ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
