Hoạt động Công đoàn

Sau dịch Covid-19 khốc liệt, công nhân gửi tâm tư tới Thủ tướng

THU CHINH
Tác giả: THU CHINH
Các cán bộ Công đoàn, công nhân lao động khu vực phía Nam đang hướng về chương trình "Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022". Nhiều vấn đề trở nên bức xúc hơn với công nhân sau đợt dịch Covid-19 khốc liệt: Tiền lương, tín dụng đen, nhà ở, chính sách hỗ trợ, giá cả tăng cao...
Tổng kết Tháng Công nhân năm 2022 và trao giải cuộc thi “VNAer tự hào, cống hiến” “Hoa Tháng 5” từ phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ ở Gia Lai
Sau dịch Covid-19 khốc liệt, công nhân gửi tâm tư tới Thủ tướng
Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin về chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động. Ảnh: TT

Theo đồng chí Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tham gia chương trình "Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022" của tỉnh đã sẵn sàng. Người lao động (NLĐ) mong muốn gửi tới Thủ tướng Chính phủ 3 nội dung:

Một là, NLĐ đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng ở địa bàn các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc từ vùng II lên vùng I; địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An từ vùng III lên vùng II. Cụ thể, huyện Đức Hòa giáp ranh với huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), huyện Bến Lức giáp ranh huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh), huyện Cần Giuộc giáp ranh huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh). Trong khi đó, các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) thuộc vùng I theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.

Ở các địa bàn giáp ranh, vấn đề chuyển dịch lao động là rất lớn. Điều kiện sinh hoạt, giá cả thị trường, mức sống khá tương đồng. Riêng thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An) có Khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp, là địa bàn giáp ranh tỉnh Vrây-viêng (Vương quốc Campuchia), vì vậy cần phải điều chỉnh lên vùng II để thu hút NLĐ làm việc ở khu vực biên giới.

Sau dịch Covid-19 khốc liệt, công nhân gửi tâm tư tới Thủ tướng
Bữa ăn ca với người lao động Công ty TNH Giày Chingluh Việt Nam càng thêm ý nghĩa, giúp họ giảm chi phí sau những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Ảnh: CĐ

Hai là, công nhân mong Chính phủ có giải pháp đột phá để thực hiện tốt việc đào tạo nghề, đào tạo lại cho công nhân lao động. Đồng thời tạo động lực cho NLĐ chủ động học tập, trau dồi kiến thức, trang bị kĩ năng để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi một bộ phận không nhỏ NLĐ sẽ bị mất việc làm.

Ba là, nhu cầu về nhà ở và đời sống văn hóa tinh thần của công nhân càng trở nên bức xúc. Công nhân mong Chính phủ xây dựng nhà ở xã hội và các thiết chế văn hóa, thể thao ở các khu, cụm công nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn Công ty Chingluh cho biết, cuộc sống nơi nhà trọ của NLĐ càng khó khăn hơn sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Họ thiếu thốn vật chất, tiện nghi, rất khó tiếp cận nhà ở xã hội. Công ty TNHH Giày Chingluh Việt Nam có 20.000 công nhân thì có tới 3.000 người phải đi ở trọ. NLĐ sống trong căn nhà trọ chật hẹp, thậm chí phải ở ghép với nhau để giảm bớt chi phí. Công nhân muốn có nơi ở đảm bảo cuộc sống hiện tại và cho thế hệ tương lai.

Đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Trần Hiệp Thành cho biết, vấn đề mà cán bộ Công đoàn, công nhân lao động mong mỏi gửi tới Thủ tướng Chính phủ đó là: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ cần được triển khai nhanh hơn, tạo hiệu ứng thu hút NLĐ quay trở lại khu công nghiệp. Rất nhiều công nhân phàn nàn rằng gói hỗ trợ của Chính phủ chỉ có "trên ti vi" và suy giảm niềm tin vào chính sách.

Cán bộ Công đoàn mong Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt tình trạng tín dụng đen. Trong dịch bệnh, công nhân vô cùng khó khăn, là cơ hội cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động phức tạp. Khi không đòi được tiền của công nhân, họ quấy rối cán bộ Công đoàn và cán bộ nhân sự bằng cách sử dụng trái phép hình ảnh trên mạng xã hội, làm suy giảm uy tín cá nhân.

Sau dịch Covid-19 khốc liệt, công nhân gửi tâm tư tới Thủ tướng

Hình ảnh chị Trần Thị T. - cán bộ Công đoàn chuyên trách tại Công ty New Apparel (hàng dưới, ngoài cùng, bên trái) xuất hiện trên tờ rơi đòi nợ. Ảnh NVCC

Công nhân tiếp cận với nhà ở xã hội, thiết chế văn hóa rất khó khăn. NLĐ hi vọng có ngôi nhà khang trang khi đến Tây Ninh làm việc. Đối với Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành, 80% là công nhân ngoại tỉnh. Một số ít công nhân làm việc gần 20 năm mới mua được một mảnh đất nhỏ. Số còn lại rất khó để mua đất hoặc mua nhà. Do vậy, Chính phủ quan tâm xây dựng nhà ở xã hội là giải pháp đảm bảo đời sống NLĐ.

Theo đồng chí Lưu Thế Thuận - Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Bình Dương, qua khảo sát của Công đoàn, có đến 42,1% công nhân không đủ trang trải, 52,5% công nhân vừa đủ trang trải chi tiêu hằng tháng. Chỉ có 5% công nhân tích lũy được một phần. 0,4% công nhân lao động có tích lũy.

Đa số công nhân bị dịch bệnh tác động nặng nề trên tất cả các mặt đời sống, nhất là về sức khỏe (với tỉ lệ 70,3%). 53,6% công nhân bị giảm thu nhập. 18,5% công nhân bị mất việc làm trong thời gian dài. Sau khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tạm lắng thì đã có 5,7% công nhân về quê trong một thời gian nhất định, sau đó mới quay trở lại Bình Dương.

Giá cả các mặt hàng tăng cao. Mức thu nhập và chi phí như hiện nay khiến công nhân không bám trụ lại được ở Bình Dương. Giá đất ở đô thị tăng chóng mặt dẫn đến việc NLĐ không có khả năng sở hữu đất để an cư lạc nghiệp.

91,3% công nhân được hỏi mong muốn được tăng lương. 41,2% công nhân mong tỉnh Bình Dương có thêm chính sách hỗ trợ về nhà ở. 9,5% công nhân mong tỉnh Bình Dương xây dựng thêm nhà trẻ. Công nhân mong có thêm nhiều điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. NLĐ bày tỏ mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp kiềm chế lạm phát, không để giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao như hiện nay.

“Bản thân tôi rất quan tâm đến chương trình "Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022" ” - đồng chí Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Chingluh Việt Nam cho biết.

"Nghĩ mình phương diện quốc gia"
Đừng nhân danh điều gì để đem Việt Á “mặc cả”! Đừng nhân danh điều gì để đem Việt Á “mặc cả”!
Hội thao người lao động Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam Hội thao người lao động Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm