Phóng sự điều tra

Quyền lợi của NLĐ và người thân trong vụ ngạt khí ở Công ty Miwon

NGỌC TIẾN
Tác giả: NGỌC TIẾN
Tai nạn lao động (TNLĐ) là những rủi ro mà không người lao động (NLĐ) nào mong muốn gặp phải. Chế độ TNLĐ góp phần chia sẻ sự mất mát, gánh nặng của người thân và NLĐ khi gặp phải những rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. Chế độ TNLĐ còn là quyền lợi đặc biệt đảm bảo an sinh xã hội.
Quyền của người lao động và người thân trong vụ việc tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam
Công ty Miwon Việt Nam nơi xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 5 người lao động tử vong. Ảnh: NGỌC TIẾN

Về vụ việc đáng tiếc xảy ra tại Công ty DEASANG Việt Nam (hay còn gọi là Công ty Miwon), ở Việt Trì, Phú Thọ), luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai cho biết: "Sự cố nghiêm trọng có 5 NLĐ tử vong ở Công ty Miwon là rất đáng tiếc và đau lòng. Vụ việc này cũng đã nói lên sự thiếu kiến thức, thiếu trang bị về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của NLĐ cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) liên quan”.

Cũng theo luật sư Hà, cả 5 nạn nhân tử vong tại Công ty Miwon đều được coi là những trường hợp TNLĐ dẫn tới chết người. Theo Khoản 8 Điều 3 Luật ATVSLĐ năm 2015, TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Luật ATVSLĐ năm 2015 và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, trường hợp NLĐ được xác định là tử vong do TNLĐ thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng các quyền lợi như sau: Ít nhất 30 tháng tiền lương (TNLĐ không hoàn toàn do lỗi của NLĐ). Do đó, gia đình của những nạn nhân trong vụ TNLĐ tại Công ty Miwon có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại với NSDLĐ ( ở đây là Công ty Miwon). Đặc biệt thỏa thuận bồi thường thiệt hại này không được ít hơn 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, NSDLĐ có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền lương, BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động đã ký trước đó; hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ cho đại diện hợp pháp của NLĐ đã mất.

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH 2014, NSDLĐ phải trợ cấp mai táng cho NLĐ bằng 10 lần mức lương cơ sở (10 x 1.490.000 = 14,9 triệu đồng); trợ cấp tử tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở (50% x 1490.000 = 745.000 đồng), trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tử tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (70% x 1490.000 = 1.043.000 đồng), hoặc có thể trợ cấp tử tuất một lần nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật BHXH 2014; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019. Số thân nhân được hưởng tiền tử tuất tối đa 04 người (con, vợ, cha, mẹ theo quy định), trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định.

Đồng thời, NSDLĐ phải hoàn tất hồ sơ cần thiết, đầy đủ để NLĐ được hưởng các chế độ TNLĐ do BHXH chi trả. Trong trường hợp NSDLĐ không đóng Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH thì ngoài việc bồi thường, trợ cấp, NSDLĐ phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo quy định cho NLĐ.

Theo Điều 53 Luật ATVSLĐ: “Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật BHXH".

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm