Phóng sự điều tra

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào?

HOÀNG LINH
Tác giả: HOÀNG LINH
Bạn Nguyễn Chí Tâm (Hà Nội) hỏi: Khi bị tai nạn lao động (TNLĐ), NLĐ được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) chi trả các khoản nào?
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào?
Bệnh nhân bị tai nạn lao động được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: X.L.

Trả lời: Căn cứ Điều 42 Luật ATVSLĐ năm 2015, Qũy Bảo hiểm TNLĐ, BNN được sử dụng để chi trả các khoản sau:

- Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng; trả phí khám giám định đối với trường hợp NLĐ chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN;

- Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ;

- Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;

- Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe;

- Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN;

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc;

- Chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN;

- Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng tháng.

Bạn Nguyễn Thị Hà (Điện Biên) hỏi: Tôi làm công tác nhân sự tại một doanh nghiệp tư nhân. Xin Tạp chí cho biết quy định về mức đóng bảo hiểm TNLĐ và BNN năm 2022?

Trả lời: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ khó khăn do Covid-19 đã được Chính phủ ban hành năm 2021 và tiếp tục được áp dụng trong năm 2022, trong đó có nội dung về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Về mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN: Theo quy định tại Khoản 1, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định như sau:

Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ phòng, chống đại dịch Covid-19.

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào?
Anh Vũ Văn Chí (nhân viên học việc tại Công ty TNHH Seojin Việt Nam, KCN Song Khê, tỉnh Bắc Giang) bị tai nạn lao động giập nát bàn tay được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: CSAT.

Bạn Phùng Văn Tình (Quảng Ninh) hỏi: Tôi là công nhân mỏ. Xin Tạp chí cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi có thể xin đóng bảo hiểm TNLĐ cao hơn quy định hay không?

Trả lời: Bạn là công nhân khai mỏ, làm công việc thuộc ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm. Theo quy định, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm TNLĐ (được quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015).

Về trách nhiệm đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện. Do vậy, NLĐ chỉ có thể tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo hình thức bảo hiểm thương mại. Đối với việc tham gia bảo hiểm thương mại thì mức đóng, điều kiện hưởng, mức hưởng...sẽ do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm quy định.

Tóm lại, NLĐ có giao kết hợp đồng lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Việc đóng loại bảo hiểm này là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ.

Trong trường hợp NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu NLĐ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động).

Một số quy định về mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động Một số quy định về mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về ...

Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào? Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?

Bạn Nguyễn Thị Giang (Quế Võ - Bắc Ninh): Tôi hiện là công nhân công ty sản xuất bao bì, tôi thấy, công ty thường ...

Nhân viên y tế tại doanh nghiệp và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp Nhân viên y tế tại doanh nghiệp và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 73, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhân viên y tế là người làm công tác y tế tại các doanh ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm