![]() |
Phối cảnh tổng thể quy hoạch Khu kinh tế Hòn La (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2030 - ảnh minh họa |
Đó là mục tiêu đề ra tại Kế hoạch số 1919/KH-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về đẩy mạnh phát triển Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo gắn với hành lang kinh tế Quốc lộ 12A đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế đạt 60% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Bình. Đến năm 2030, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế đạt 72% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt bình quân 10 - 12%/năm.
Qua đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tập trung kêu gọi dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thuộc các ngành công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong khu kinh tế; tạo việc làm cho người lao động khoảng 10 - 15 nghìn người vào năm 2025 và khoảng 20 - 25 nghìn lao động vào năm 2030.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tập trung xây dựng Khu Kinh tế Hòn La với mô hình khu kinh tế tổng hợp; Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh; đẩy mạnh phát triển các cụm điểm thương mại, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ logistics và khu dân cư đô thị dọc hành lang kinh tế Quốc lộ 12A trở thành trục kinh tế từ Đông sang Tây, kết nối Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo với các nước bạn Lào, Thái Lan, Myanmar qua cửa khẩu Cha Lo; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy, phát triển giao lưu kinh tế và thương mại liên vùng.
Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp có lợi thế của tỉnh. Đồng thời, tập trung ngành mũi nhọn như công nghiệp điện và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp chế tạo, công nghiệp vật liệu mới và các ngành công nghiệp hỗ trợ ở trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho ngành công nghiệp khác.
Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương thực hiện cơ chế, chính sách năng động để phát triển tất cả loại hình sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển các khu kinh tế đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; tăng cường, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế.
![]() 6 trong số 12 nạn nhân trong vụ tàu cá Hàn Quốc bị cháy ngày 19/11 là lao động người Quảng Bình, Hà Tĩnh. |
![]() Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa ... |
![]() Khi đưa vào sử dụng, công trình kè biển Hải Thành, Quang Phú, Tp. Đồng Hới (Quảng Bình) sẽ vệ đất đai, tài sản và ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
