Nghiên cứu

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước

GS. TS. Tạ Ngọc Tấn
Theo tiến trình phát triển chung của nhân loại, báo chí cũng phát triển hết sức nhanh chóng và ngày nay đã trở thành một thứ quyền năng đặc biệt, tác động mạnh mẽ đến mọi mối quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực đời sống của con người hiện đại. Cùng trong điều kiện ấy, chưa bao giờ mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp lại chặt chẽ và phức tạp như ngày nay.
Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn

Đối với doanh nghiệp, báo chí có vai trò đa chức năng

Đối với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất hay kinh doanh hàng hóa, dịch cụ, báo chí có vai trò đa chức năng, nguồn lực và phương tiện phát triển phong phú, nhiều chiều. Cụ thế:

Thứ nhất, đó là loại hình công cụ đặc biệt của quản lý nhà nước theo cả hai chiều - chiều phổ biến các chủ trương, chính sách, quyết định quản lý của nhà nước, và chiều kia là sự tác động mạnh mẽ, có hiệu quả nhằm đổi mới các chính sách quản lý, tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện thể chế cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là trách nhiệm chính trị - xã hội của báo chí với doanh nghiệp.

Thứ hai, đó là công cụ giúp cho các doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp khác để tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị chung trong nước và thế giới.

Thứ ba, với việc cung cấp thông tin thời sự, đa tầng về các lĩnh vực đời sống xã hội, tự nhiên, báo chí trở thành một ngân hàng vô cùng phong phú các ý tưởng phát triển sản xuất, bán hàng, đổi mới công nghệ.

Thứ tư, đó là nguồn thông tin tốt nhất, đầy đủ nhất và cơ bản là tin cậy nhất về thị trường, giá cả, nguồn hàng, yêu cầu hàng hóa. Nói cách khác, báo chí là hàn thử biểu của thị trường.

Thứ năm, đó là phương tiện hữu dụng nhất phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, những thứ mang lại không chỉ tiền bạc mà còn là sự đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả của doanh nghiệp.

Thứ sáu, đó là phương tiện giúp cho doanh nghiệp việc quảng cáo bán hàng, bán dịch vụ, đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, một khâu sống còn để có thể khép kín vòng quay của nền kinh tế hàng hóa.

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước
Đối với doanh nghiệp, báo chí có vai trò đa chức năng. Nguồn: saigondautu.com.vn

Đối với báo chí, doanh nghiệp là nguồn thông tin và nguồn lực

Trước hết, doanh nghiệp là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho báo chí. Không có nguồn tin thì báo chí không thể tồn tại, cũng như một doanh nghiệp sản xuất có máy móc, công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao đến đâu cũng không thể tồn tại được nếu không có nguyên liệu, nhiên liệu và vật tư đầu vào cần thiết. Tất nhiên, nguồn tin của báo chí rất đa dạng, từ các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, con người trong nước, ngoài nước đến các hiện tượng tự nhiên trên trái đất và trong vũ trụ, nhưng nguồn tin từ các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi đó là bộ phận cốt tử của nền kinh tế đất nước, không chỉ cung cấp thực phẩm, các vật dụng thiết yếu cho nhu cầu sống của mỗi người dân, mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh và sự phát triển của cả đất nước.

Mặt khác, doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế đồng thời là nơi cung cấp một nguồn lực tài chính to lớn cho hệ thống báo chí, truyền thông. Tất nhiên, ở nước ta, nguồn kinh phí bao cấp của Nhà nước dành cho báo chí lúc nào cũng có, thậm chí, ở nhiều nơi, nhiều lúc, nó còn được sử dụng chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, chưa thiết thực. Trong những năm gần đây, cơ chế, chính sách việc quản lý, sử dụng nguồn lực này đang được hoàn thiện theo hướng bỏ dần bao cấp, tăng tính tự chủ của các cơ quan báo chí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí.

Trước đây, khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển, mạng Internet chưa có thì nguồn thu của báo chí truyền thống chủ yếu dựa vào tiền bán báo, bán hàng. Đó là thời kỳ một số tờ báo trong nước phát hành cả chục vạn đến ngót triệu bản một số. Một số tờ báo của Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản có chỉ số phát hành lên đến cả chục triệu bản.

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước
Đối với báo chí, doanh nghiệp là nguồn thông tin và nguồn lực. tuyengiao.vn

Khi Internet đã xuất hiện nhưng ảnh hưởng của nó còn hạn chế do số người dùng chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội, các tờ báo in, các đài phát thanh, truyền hình gần như độc chiếm nguồn tiền quảng cáo từ các doanh nghiệp, các tổ chức cung ứng dịch vụ. Có tờ báo thuộc tổ chức chính trị - xã hội của một thành phố thu quảng cáo một năm nhiều hơn tiền nộp thuế của mấy nhà máy, xí nghiệp nhà nước cộng lại. Tiền thu từ quảng cáo của mấy đài truyền hình lớn phải tính bằng con số những nghìn tỷ. Bây giờ, khi mà hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng Internet, các trang mạng xã hội xuyên biên giới có ảnh hưởng vượt trội trong xã hội mới là bộ phận hưởng lợi lớn từ quảng cáo. Một khi thị phần quảng cáo của mạng xã hội tăng lên thì thị phần quảng cáo của báo chí truyền thống phải co lại. Đây là lúc báo chí trong nước buộc phải đổi mới để thu hút công chúng, dành lấy nguồn thu từ quảng cáo của các doanh nghiệp. Nói cho cùng, đó cũng là một nguồn lực của đất nước, cần thu hút để phục vụ cho sự phát triển của nền báo chí của đất nước.

Báo chí và doanh nghiệp - mối quan hệ cộng sinh

Báo chí và doanh nghiệp là những yếu tố cùng tồn tại, phát triển trong hệ thống xã hội hiện đại. Sự tác động, ảnh hưởng qua lại, chi phối lẫn nhau giữa các yếu tố đó là đương nhiên. Tính chất của mối quan hệ đó là hợp tác hay xung đột, tích cực hay tiêu cực, trước hết phụ thuộc vào lợi ích và ý thức về lợi ích của mỗi bên. Nếu báo chí và doanh nghiệp đều ý thức đầy đủ về lợi ích của cả hai phía để hành xử đúng đắn, hợp lý, hai bên đều có lợi thì quan hệ hai bên sẽ là đồng hành, hợp tác, mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội, cho đất nước. Bằng không, mối quan hệ hai bên sẽ là mâu thuẫn, xung đột, không bên nào có lợi, và cũng không có lợi cho đất nước nói chung.

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước
Báo chí và doanh nghiệp - mối quan hệ cộng sinh. Nguồn: baophapluat.vn

Trên thực tế, những cơ quan báo chí đàng hoàng, có nghề, bao giờ cũng có ý thức xây dựng mối quan hệ đồng hành, hợp tác với các doanh nghiệp. Họ quan tâm khai thác thông tin và đưa tin về các doanh nghiệp một cách khách quan, kịp thời, chính xác trong đánh giá, công tâm trong khen chê. Họ coi thông tin đủ, nhanh, đúng về doanh nghiệp cũng là trách nhiệm, danh dự, uy tín nghề nghiệp. Đến lượt mình, các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, coi trọng sự phát triển lâu dài, bền vững, bao giờ cũng coi trọng xây dựng mới quan hệ hợp tác tích cực với báo chí. Họ có bộ máy làm truyền thông và chiến lược truyền thông bài bản, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và quan tâm theo dõi báo chí, truyền thông một cách chuyên nghiệp để có thể tận dụng mọi cơ hội, điều kiện thuận lợi, cũng như kịp thời khắc phục những bất lợi khách quan hay khủng hoảng thông tin mà báo chí, truyền thông mang lại.

Một khi báo chí và doanh nghiệp nhận thức không đúng về lợi ích, hành động thiếu trách nhiệm thì mối quan hệ giữa giữa hai bên sẽ cơm không lành, canh không ngọt. Đó là những trường hợp do vô tình hay hữu ý mà báo chí thông tin không chính xác, gây khó dễ, thậm chí dẫn đến sụp đổ của cả doanh nghiệp hay cơ nghiệp. Hoặc là những tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền lực báo chí để làm phiền doanh nghiệp, “đánh đấm, làm tiền”, xin quảng cáo... Không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã phải kêu trời vì phải tiếp quá nhiều những vị khách không mời nhân danh báo chí. Ở phía khác, cũng có những doanh nghiệp làm ăn kiểu chụp giật, không đứng đắn, lợi dụng báo chí để tô vẽ hình ảnh, bán hàng, bán dịch vụ không bảo đảm chất lượng, thậm chí là lừa đảo.

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước

Báo chí như "cầu nối" để doanh nghiệp, nhà hảo tâm nắm được thông tin cùng hỗ trợ người dân. Nguồn: congthuong.vn

Trong điều kiện khoa học - công nghệ phát triển nhanh, những thay đổi có tính chất năng động, nhanh nhạy, cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đất nước ta cũng đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mối quan hệ báo chí với doanh nghiệp sẽ càng có những biểu hiện phức tạp hơn. Chính vì vậy, đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chế tài và hệ thống tổ chức thực thi, nhằm điều chỉnh kịp thời, hợp lý những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ và phát huy những biểu hiện tích cực, bảo đảm điều kiện cho sự phát triển đồng hành của báo chí với doanh nghiệp, vì lợi ích chung, vì sự phát triển của xã hội và đất nước.

Bắc Ninh cho phép tất cả các doanh nghiệp hoạt động trở lại Bắc Ninh cho phép tất cả các doanh nghiệp hoạt động trở lại

Đó là một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh Bắc Ninh đưa ra trong văn bản hỏa tốc về việc tiếp tục ...

Bình Dương yêu cầu dừng chợ tự phát, chuẩn bị tiêm vaccine cho công nhân Bình Dương yêu cầu dừng chợ tự phát, chuẩn bị tiêm vaccine cho công nhân

Bình Dương hiện có khoảng gần 1,3 triệu lao động đang làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với ...

"Vẫn còn hàng chục nghìn công nhân cần chúng tôi giúp đỡ"

“Khi 67.000 công nhân phải cách ly tại nhà trọ, cách ly tập trung hay điều trị Covid-19, chúng tôi nhận nhiệm vụ phải chi ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm