Hoạt động Công đoàn

Phát triển đội tàu container nhằm cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Năm 2022, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) sẽ phát triển đội tàu container trọng tải lớn nhằm lấp đầy khoảng trống trong thị trường vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh tình trạng các hãng tàu nước ngoài tăng giá cước một cách bất hợp lý
Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7? Thuyền viên Công ty Vận tải biển VIMC: "Qua cơn lận đận mới hiểu tận lòng nhau"
Phát triển đội tàu container nhằm cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Tàu container của Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) - một doanh nghiệp thành viên của VIMC. Ảnh: CĐ

VIMC sở hữu đội tàu có tổng trọng tải chiếm 26% tổng trọng tải đội tàu quốc gia (khoảng gần 2 triệu tấn trọng tải). Sản lượng vận tải của đội tàu chiếm gần 20% tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam. VIMC đang quản lý hơn 13.000m cầu bến chiếm khoảng 20% tổng chiều dài cầu cảng của cả nước. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt hơn 100 triệu tấn, chiếm gần 20% cả nước.

Đại dịch Covid-19 khiến VIMC chịu ảnh hưởng nặng nề do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Trước những khó khăn đó, VIMC đã thực hiện chương trình chuyển đổi số đồng bộ. VIMC đang áp dụng Hệ thống báo cáo thông minh MIS-BI giúp đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa quy trình hoạt động từ khâu tổ chức, lao động đến các lĩnh vực tài chính, kinh doanh, khách hàng, sản xuất, đầu tư. Tổng công ty cũng triển khai phần mềm Cảng điện tử E-Port tại Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng; Cổng đặt hàng trực tuyến Online Booking cho các đơn vị kinh doanh vận tải, khai thác tàu container….

Năm 2021, VIMC đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được Đại hội đồng cổ đông giao. Cụ thể: Doanh thu hợp nhất đạt hơn 14.300 tỉ đồng. Trong đó, công ty mẹ đạt doanh thu 1.825 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế hơn 3.640 tỉ đồng.

Năm qua, khối Cảng biển mang về cho VIMC lợi nhuận gần 2.300 tỉ đồng (chiếm 71% tổng lợi nhuận hợp nhất); khối Dịch vụ hàng hải cũng có lãi hơn 57 tỉ đồng. Giá cước vận tải biển tăng mạnh, giúp khối Vận tải biển sau nhiều năm thua lỗ kéo dài đã có lợi nhuận 869 tỉ đồng (tăng gấp 5 lần năm 2020).

Phát triển đội tàu container nhằm cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Đại hội đồng cổ đông của VIMC năm 2022. Ảnh: VT

Thông qua Đại hội đồng cổ đông năm 2022, VIMC và các đơn vị thành viên đều được các cổ đông tham dự tán thành kế hoạch hoạt động của năm. Theo đó, VIMC sẽ tập trung phát triển hệ sinh thái vận tải biển - cảng biển - logistics để cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Vận tải container sẽ đóng vai trò kết nối với mạng lưới hạ tầng cảng biển và dịch vụ hàng hải.

Tại Đại hội cổ đông năm 2022, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc VIMC cho biết, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 chỉ rõ: Doanh nghiệp dự kiến sẽ thực hiện các dự án đầu tư phát triển trong cả 3 lĩnh vực kinh doanh Vận tải biển, Cảng biển và Dịch vụ hàng hải với tổng mức đầu tư đến năm 2030 là 25.000 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến giá trị thực hiện khoảng 2.200 tỉ đồng. Đến năm 2030, giá trị thực hiện dự kiến khoảng 10.700 tỉ đồng.

Để tiếp tục chuyển hướng đầu tư vào đội tàu vận tải container, VIMC sẽ thành lập Công ty CP Vận tải container có vốn điều lệ 2.041 tỉ đồng. Trong đó, phần vốn góp của Tổng công ty khoảng 1.041 tỉ đồng bằng tài sản là phương tiện, thiết bị đội tàu container hoặc tiền thu được từ việc thanh lý tàu. Tổng công ty dự kiến thanh lý 15 tàu với tổng trọng tải 372.293 DWT.

Phát triển đội tàu container nhằm cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc VIMC. Ảnh: VT

Việc VIMC phát triển đội tàu container sẽ góp phần nâng cao năng lực đội tàu container của Việt Nam, lấp đầy khoảng trống trong thị trường vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh tình trạng các hãng tàu nước ngoài tăng giá cước một cách bất hợp lý.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, VIMC sẽ phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm khoảng 1.000 tỉ đồng. VIMC sẽ triển khai thực hiện các dự án phát triển hạ tầng lớn như: Dự án Bến số 3, 4 Cảng cửa ngõ Lạch Huyện (Hải Phòng); dự án Nâng cấp và mở rộng Cảng Quy Nhơn; dự án Đầu tư Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) giai đoạn 2 và Nghiên cứu đầu tư Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh). VIMC sẽ tiếp tục tái cơ cấu đội tàu; đầu tư hệ thống công nghệ thông tin kết nối toàn bộ các doanh nghiệp thành viên nhằm chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh doanh…

Năm 2022, VIMC dự kiến đạt tổng doanh thu hợp nhất đạt hơn 12.500 tỉ đồng, lợi nhuận hơn 2.518 tỉ đồng. Trong đó, Công ty mẹ đạt doanh thu khoảng 1.700 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 240 tỉ đồng.

Phát triển đội tàu container nhằm cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc VIMC (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) và đại diện hãng tàu container lớn thứ 2 thế giới - MSC (hàng đầu, thứ hai từ phải sang) đã ký kết và trao Thỏa thuận Khung hợp tác. Ảnh: VT

Đồng hành với doanh nghiệp, các cấp Công đoàn Tổng công ty đã tích cực tuyên truyền, triển khai thực hành văn hóa doanh nghiệp “Lấy khách hàng làm trung tâm”, “Lấy con người làm trung tâm” trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Công đoàn phát động phong trào thi đua năm 2022 “Lao động và quản lý giỏi” với tinh thần "đoàn kết, kỷ cương, thích ứng an toàn, phát triển bền vững” phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức, các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty.

Bóng đá SEA Games: Vẫn khát khao như thuở “Trâu vàng” Bóng đá SEA Games: Vẫn khát khao như thuở “Trâu vàng”

Khán giả xếp hàng xuyên đêm 12 tiếng trước sân Việt Trì (Phú Thọ) để mua vé bóng đá SEA Games 31. Có lẽ, Huy ...

Lịch sử không phải là truyền thuyết Lịch sử không phải là truyền thuyết

Mấy ngày qua có hai câu chuyện liên quan đến lịch sử được dư luận quan tâm, sôi nổi luận bàn cả trên báo chí ...

Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật

Ngày 1/5/1972, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở miền Nam Việt Nam được giải phóng. Đây là thắng lợi của lòng yêu nước nồng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm