Nét đẹp Người lao động

Nữ công nhân và quan điểm “hãy dành dụm tiền để bước ra thế giới”

D.M
Tác giả: D.M
Phạm Hồng Nhung – nữ công nhân trẻ của Khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Ninh Bình cho biết: "Thay vì sử dụng tiền vào những việc lãng phí, bạn hãy tiết kiệm để đi nước ngoài, tận hưởng những trải nghiệm thú vị".
Nữ công nhân xinh đẹp học cách "sống trong công việc", vượt qua stress Nữ thí sinh "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp" yêu trang phục truyền thống “Trai xinh – Gái đẹp các Khu công nghiệp”: Đóng bình chọn vào ngày 26/12
Nữ công nhân và quan điểm “hãy dành dụm tiền để bước ra thế giới”
Hình ảnh một bãi trượt tuyết ở Gunna (Nhật Bản)

Phạm Thị Nhung là công nhân Công ty McNex Vina. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, cô gái trẻ sinh năm 1996 này đã có một kì nghỉ đông vui vẻ tại Nhật Bản – một đất nước mà cô yêu thích.

Quan điểm của Nhung là làm việc thật chăm chỉ và học cách quản lý tài chính cá nhân thật tốt. Mỗi đồng lương nhận được đều trở nên ý nghĩa khi được sử dụng đúng cách. Nhung đã sử dụng một phần tiền lương của mình để du lịch Nhật Bản. Tại đây, địa điểm du lịch đầu tiên mà Nhung nghĩ tới là các bãi trượt tuyết ở Gunna.

Để cảm nhận cái lạnh nơi xứ người, Nhung đã chọn bãi trượt Katashina Kogen. Đây là bãi trượt rộng, ít tuyết rơi nên rất phù hợp để học và luyện tập trượt tuyết. Có tất cả 11 đường trượt, đa dạng các địa hình phù hợp với nhiều đối tượng người chơi. Nhân vật đại diện cho bãi trượt Katashina Kogen là chú thỏ Muffin đáng yêu. Nhung kể, có khá nhiều hoạt động mà bạn có thể vui chơi như: công viên Phiêu lưu, lớp học trượt tuyết… Đâu đâu cũng có thể nhìn thấy nhân vật đại diện đáng yêu,...

“Nếu tích lũy trong vài năm, mỗi ngày “bỏ ống” một số tiền nhỏ là bạn đã có thể thực hiện ước mơ du lịch Nhật Bản. Tôi đã tạm gác lại những buổi trà chanh chém gió, trà đá vỉa hè và hạn chế mua sắm vật dụng cá nhân. Tôi thấy việc mình lựa chọn một chuyến đi để hiểu biết về thế giới thật là ý nghĩa. Thay vì là công nhân với đồng lương eo hẹp, tan ca chỉ về nhà ngủ, tôi đã tự thưởng cho mình như vậy đó.”, Nhung chia sẻ.

Nữ công nhân và quan điểm “hãy dành dụm tiền để bước ra thế giới”
Phạm Thị Nhung ở Gunna (Nhật Bản)
Niềm vui của công nhân xóm trọ ân tình Niềm vui của công nhân xóm trọ ân tình

Với nhiều công nhân, người lao động mưu sinh xa nhà, những cô, chú chủ trọ đã trở thành những người thân của họ nơi ...

Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnh Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm 20 năm chưa được điều chỉnh

Theo ghi nhận của các cấp công đoàn, sau 5 năm triển khai thực hiện, trước các vấn đề mới phát sinh, Luật ATVSLĐ đã ...

Cao Bằng: Khởi tố vụ án sập mỏ mangan khiến 2 công nhân tử vong Cao Bằng: Khởi tố vụ án sập mỏ mangan khiến 2 công nhân tử vong

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) vừa khởi tố vụ án để tiến hành điều tra vụ sập ...

Tin mới hơn

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

Tin tức khác

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.
Xem thêm