Đời sống

Nỗi niềm của mẹ công nhân khi con bước vào năm học mới

Hoàng Nhung - Nguyễn Thủy
Đằng sau niềm vui tìm được trường cho con đi học tại nơi phố thị, chị Huyền cũng như bao công nhân khác lại “toát mồ hôi” với những nỗi lo cần phải chuẩn bị cho con cắp sách đến trường.
Những hình ảnh đầu tiên tại Đà Nẵng từ các điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đợt 2 Đà Nẵng: Nhiều phụ huynh và con em người lao động sẵn sàng trước kỳ thi tốt nghiệp Lựa chọn nào cho con công nhân: Được đi học gần cha mẹ hay về quê chỉ vì KT3
2910 118843206 2967819096779739 2475671688848187516 n
Chị Trương Thị Huyền - công nhân Công ty Da giày thuộc KCN Phú Nghĩa lo lắng khi con bước vào năm học mới.

Thời điểm năm học mới cận kề, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) lại bộn bề những lo toan, hết chạy đôn chạy đáo tìm trường cho con lại phải đắn đo với chi phí đầu năm học mới. Họ đều là những người lao động “nhập cư”, xa quê để bươn chải kiếm sống. Chính vì vậy, với mức lương công nhân bèo bọt, vừa chi phí nhà trọ, sinh hoạt hằng ngày đến tiền đóng học cho con khiến cho CNLĐ phải đặt ra một bài toán chi tiêu hợp lý.

May mắn hơn nhiều phụ huynh khác, vào đầu năm ngoái chị Trương Thị Huyền - công nhân Công ty Da giày thuộc KCN Phú Nghĩa đã xin được cho cậu con trai cả vào được trường công lập. Chị vui mừng chia sẻ: “Xin được cho nó vào trường công mà tôi nhẹ cả người. Ban đầu nghe nhiều người nói công nhân thuê trọ xin cho con học trường công khó lắm. Nhưng nghĩ đến học phí đắt đỏ, lại xa chỗ trọ, con đi học không có người đưa đón mình lại càng quyết tâm đi xin. Đến đợt nộp hồ sơ, mình vẫn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như sổ tạm trú dài hạn, giấy khai sinh của con… May mắn đã xin được”.

Đằng sau niềm vui

Năm nay, không còn chật vật đi tìm trường cho con nữa thì gánh nặng trên vai vợ chồng chị Huyền lại là những khoản chi sắp phải đóng cho hai cậu con trai chuẩn bị vào năm học mới. “Như mọi năm lo tiền đóng học phí cho con đã nhọc, năm nay tình hình dịch bệnh khiến mình mất việc, ông xã chạy xe ôm cũng không ổn định lại càng khó khăn hơn. Vì thế đầu năm học mới này vợ chồng mình lại “toát mồ hôi” vì bao nhiêu khoản phải lo”, chị Huyền bộc bạch.

Trung bình, để chuẩn bị cho các cháu vào năm học mới, phải chi khoảng 8 - 10 triệu để đóng các khoản phí đầu năm học cũng như quần áo, sách vở mới. Gánh nặng trên vai là thế nhưng vợ chồng chị Huyền vẫn cố gắng cho con đi học. Đặc biệt, dù khó khăn nhưng vợ chồng chị nhất định không đưa con về quê vì muốn hai đứa trẻ được ở gần bố mẹ và trực tiếp quan tâm, chăm sóc chúng.

2908 118777783 2725760570995785 5749895767661181755 n
Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, chị Huyền nhanh chóng tìm giải pháp để ổn định kinh tế gia đình.

Là công nhân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, cách đây hơn 1 tháng chị Huyền đã bị công ty cho nghỉ việc. Chị kể: “Ảnh hưởng bởi dịch, phía công ty không xuất được hàng hóa, đơn hàng bị hủy, thiếu nguyên liệu sản xuất… Vì thế họ cho công nhân nghỉ luân phiên, một số khác thì cắt hợp đồng hẳn. Tổ của mình cho nghỉ khi nào có thông báo thì đi làm tiếp nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì…”.

Bị mất việc giữa thời điểm Covid-19, lại chuẩn bị tiền đóng học cho cả hai đứa con, chị Huyền nhanh chóng đi tìm việc mới, việc gì chị cũng làm, kể cả việc đi quét dọn theo giờ, miễn là kiếm được tiền. “Mình theo chân chị gái đi làm quét dọn công trình thuê, cứ ngày nào trả lương ngày ấy, tầm khoảng 200.000 một ngày. Ngày nào mệt quá hay bận ở nhà trông con thì nghỉ”, chị Huyền chia sẻ. Theo chị, mặc dù công việc làm thuê hiện tại không ổn định như làm công nhân nhưng vừa có thêm thu nhập vừa có thời gian chăm sóc cho con.

Quyết tâm không để con thất học

Mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn, vợ chồng chị Huyền vẫn quyết tâm cho con theo học trường trên Hà Nội. Chỉ trừ trường hợp không thể tiếp tục trụ lại, chị mới nghĩ đến việc cho con về quê.

“Biết trước tình hình khó khăn nên mình và ông xã đều chủ động tiết kiệm chi tiêu, lo cho con khi con bước vào năm học mới. Nhưng mọi thứ chật vật hơn dự kiến, từ học phí, trang bị khẩu trang, nước rửa tay đến chuyện ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho hai đứa đều phải tính toán kỹ…”, chị Huyền cho biết.

Mỗi năm khi đến mùa tựu trường cũng là lúc nhiều CNLĐ, nhất là những gia đình nhập cư ở các khu nhà trọ lại bộn bề trước những khó khăn để cho con được đến trường. Bên cạnh việc phải tìm trường, làm hồ sơ nhập học, thì các khoản phí đóng đầu năm học mới, đưa đón, chăm sóc con,… cũng là nỗi lo của nhiều công nhân. Những áp lực công việc hàng ngày đè nặng, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền chưa xong thì CNLĐ lại phải căng mình để lo cho con không bị thất học.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 3/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 26 triệu, hơn 866 ...

Quốc khánh và quốc tịch Quốc khánh và quốc tịch

Giông bão, đau thương, mất mát và rất nhiều hy sinh để có được ngày Quốc khánh 75 năm trước.

Con gái nạn nhân vụ sập công trình ở Phú Thọ: Mẹ làm vất vả để lo tiền học cho chúng em Con gái nạn nhân vụ sập công trình ở Phú Thọ: Mẹ làm vất vả để lo tiền học cho chúng em

Ngôi nhà bị cháy vừa xây lại của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Loan (xã Phượng Lâu, TP Việt Trì) hôm nay bao trùm ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm