Nghiên cứu

Nội dung kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS ở Việt Nam

TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - Ban Tài chính, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Kiểm soát tài chính công đoàn là chức năng quan trọng của quản lý tài chính công đoàn với việc thiết lập tổ chức thực hiện trong các cấp công đoàn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định phù hợp, đảm bảo ngăn ngừa, phát hiện xử lý các rủi ro về tài chính nhằm mục tiêu quản lý tài chính công đoàn chặt chẽ, hiệu quả, đáp ứng tốt nhất các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Nội dung kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS ở Việt Nam

Để nâng cao hiệu quả tài chính công đoàn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn thì cần phải tăng cường kiểm soát tài chính công đoàn, đặc biệt là tài chính công đoàn tại công đoàn cơ sở (CĐCS). Bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện về nội dung kiểm soát tài chính công đoàn góp phần nâng cao kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS.

Mục tiêu của kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS

Tài chính CĐCS là một bộ phận của tài chính công đoàn. Tài chính CĐCS được tạo lập và sử dụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của CĐCS theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Kiểm soát tài chính CĐCS là hoạt động chi phối, định hướng của các chủ thể kiểm soát đối với việc ra quyết định và thực thi quyết định về các chính sách tài chính và việc sử dụng tài chính tại CĐCS nhằm đảm bảo các hoạt động tài chính và kết quả hoạt động tài chính của CĐCS đạt được những mục tiêu đề ra đối với CĐCS và các cấp công đoàn.

Theo Nghị Quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới, thực hiện phân phối nguồn thu tài chính công đoàn, tăng tỷ lệ kinh phí CĐCS được sử dụng theo hướng từ năm 2016, mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75%. Như vậy, nguồn tài chính công đoàn chủ yếu được sử dụng tại CĐCS, cụ thể CĐCS được sử dụng 75% tổng số thu kinh phí công đoàn và 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% số thu khác tại đơn vị.

Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tài chính công đoàn nói chung và tài chính công đoàn tại CĐCS nói riêng rất quan trọng, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính công đoàn, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong các cấp công đoàn. Việc kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS thật sự cần thiết nhằm: Đảm bảo mọi hoạt động tài chính đang diễn ra đúng theo kế hoạch; phát hiện lỗi cần sửa chữa; kịp thời động viên cán bộ công đoàn; kịp thời hành động; giúp hình thành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa; giảm thiểu các rủi ro tài chính.

Nội dung kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS ở Việt Nam
Tập huấn công tác tài chính Công đoàn năm 2022 cho cán bộ công đoàn cơ sở do Trường Trung cấp Nghiệp vụ và Dạy nghề Công đoàn Hà Nội phối hợp với Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố Hà Nội tổ chức. Ảnh: LÊ THỊ NHÀN

Nội dung kiểm soát tài chính CĐCS

Kiểm soát nguồn thu tài chính công đoàn

Việc kiểm soát nguồn thu tài chính công đoàn là một nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện đảm bảo cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 nêu rõ: “Tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính, quản lý tài sản công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, thực hiện phân phối công bằng, hiệu quả; xây dựng nguồn lực đủ mạnh để đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”.

Hằng năm căn cứ các quy định, hướng dẫn về xây dựng dự toán tài chính công đoàn của cấp trên, CĐCS xây dựng dự toán và triển khai thực hiện dự toán theo quy định, xác định được số dự kiến thu kinh phí, đoàn phí công đoàn; từ đó tập trung chỉ đạo, đôn đốc cơ sở hoàn thành nhiệm vụ thu tài chính công đoàn, giảm tình trạng thất thu công đoàn, nhất là CĐCS khối sản xuất kinh doanh.

Qua nghiên cứu cho thấy, các chủ thể đều tham gia kiểm soát các khoản thu tài chính công đoàn tại CĐCS, tuy nhiên kiểm soát nguồn thu tài chính công đoàn chưa được chặt chẽ, nhất là kiểm soát nguồn thu từ kinh phí công đoàn, nên dẫn đến tình trạng nợ kinh phí công đoàn thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp.

Việc kiểm soát nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn đối với các CĐCS khu vực hành chính sự nghiệp tương đối thuận lợi, đảm bảm thu đúng, thu đủ và kịp thời. Tuy nhiên đối với các CĐCS thuộc khu vực sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, không ổn định, một số doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thu kinh phí công đoàn. Hơn nữa số lượng lao động biến động liên tục, không ổn định, khó kiểm soát, việc thu kinh phí công đoàn rất khó khăn đặc biệt ở các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn. Thu đoàn phí công đoàn được quy định là thu 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của đoàn viên. Tuy nhiên, nhiều CĐCS chỉ thu được ở một mức hoặc 1% mức lương tối thiểu vùng.

Do vậy số tiền đoàn phí công đoàn mà CĐCS thu được thấp hơn quy định, kéo theo việc trích nộp lên công đoàn cấp trên cũng thấp hơn rất nhiều so với quy định. Theo phân cấp, CĐCS không được trực tiếp thu kinh phí công đoàn (trừ một số trường hợp đặc biệt). CĐCS sẽ được công đoàn cấp trên trực tiếp cấp kinh phí công đoàn (theo tỷ lệ được phân phối hằng năm). Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng CĐCS ở khu vực sản xuất kinh doanh nhận kinh phí công đoàn từ chuyên môn chuyển sang và thực hiện nộp nghĩa vụ về công đoàn cấp trên theo tỷ lệ qui định.

Nội dung kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS ở Việt Nam
Kiểm tra việc quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại Công ty TNHH Unisoll Vina (Bến Tre). Ảnh: THÚY QUYÊN.

Kiểm soát chi tài chính công đoàn

Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn cũng đã được quy định1: Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn. Tuy nhiên, do có nhiều khoản chi, nên việc kiểm soát chi tài chính công đoàn tại CĐCS gặp rất nhiều khó khăn.

Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều CĐCS chưa thực hiện xây dựng qui chế chi tiêu hoặc xây dựng nhưng sơ sài; một số khoản chi còn thiếu chứng từ chi tiết kèm theo hoặc chứng từ còn chưa đảm bảo quy trình, thủ tục, hóa đơn chứng từ theo qui định, chưa thường xuyên thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt, việc thực hiện lập báo cáo, sổ kế toán chưa đầy đủ theo biểu mẫu qui định...

Kiểm soát quản lý tài sản công đoàn

Theo kết quả khảo sát, những CĐCS có tài sản đều mở sổ theo dõi tài sản công đoàn và công cụ dụng cụ (CCDC). Tuy nhiên, vẫn còn một số CĐCS không mở sổ theo dõi tài sản công đoàn và CCDC mặc dù vẫn có tài sản đang sử dụng.

Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS

Thứ nhất, các CĐCS thực hiện việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm gắn với nguồn lực tài chính (dự toán): Chủ tài khoản, kế toán chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động công đoàn hằng năm gắn với việc xây dựng dự toán thu, chi tài chính công đoàn theo đúng quy định, hướng dẫn của công đoàn cấp trên, đảm bảo có sự tham gia của đoàn viên, tổ công đoàn, ban chấp hành CĐCS, cụ thể các nguồn thu, tỷ lệ, định mức các khoản chi…

Thứ hai, kiểm soát chấp hành dự toán: Chủ tài khoản, kế toán, ban chấp hành CĐCS thực hiện; đôn đốc, đối chiếu, kiểm tra thu đoàn phí từ đoàn viên,…; phối hợp, đôn đốc, đối chiếu với người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị,…) về thu kinh phí công đoàn; tự kiểm soát các khoản chi theo chương trình, kế hoạch, dự toán, định mức, tỷ trọng các mục chi, phân phối, sử dụng các quỹ,…; kiểm soát việc thu đúng, thu đủ, phân phối nguồn thu công khai, minh bạch, cụ thể hóa nội dung chi, tỉ trọng chi tại các cấp công đoàn và tại CĐCS.

Nội dung kiểm soát tài chính công đoàn tại CĐCS ở Việt Nam
Cần xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động công đoàn hằng năm gắn với việc xây dựng dự toán thu, chi tài chính công đoàn theo đúng quy định, hướng dẫn của công đoàn cấp trên, đảm bảo có sự tham gia của đoàn viên. Trong ảnh: Nhân viên đứng máy sợi Công ty TNHH KHKT Texhong Ngân (Quảng Ninh). Ảnh: TRUNG ANH.

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát công tác thu, chi tài chính công đoàn cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc. Thực hiện việc giám sát ngay từ cơ sở như công đoàn cấp trên chỉ phê duyệt quyết toán tài chính công đoàn cấp dưới khi có kết luận kiểm tra tài chính đồng cấp. Tổng Liên đoàn tiếp tục phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan kiểm tra, thanh tra của Đảng và Nhà nước giám sát công đoàn cấp dưới. Kiểm soát thu tài chính công đoàn cần tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm soát thu tài chính công đoàn nói chung và thu tài chính công đoàn tại CĐCS nói riêng được thực hiện qua việc giao dự toán hằng năm và duyệt quyết toán hằng năm.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 20-NQ/ TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mnh công nghiệp hóa, hiện đi hóa.

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Công đoàn 2012.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 191/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn.

4. Công đoàn Việt Nam (2020), Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII.

5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.

6. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2022), Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở.

7. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2022), Quyết định số 4291/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn.

8. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Nghị quyết số 7b/NQ-TLĐ về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới.

9. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Nghị quyết số 9c /NQ-BCH về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới.

Chú thích

1. Điều 27, Luật Công đoàn năm 2012

Nhiều công đoàn cơ sở đăng ký không để xảy ra tai nạn lao động chết người Nhiều công đoàn cơ sở đăng ký không để xảy ra tai nạn lao động chết người

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt ...

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Khi gia nhập tổ chức Công đoàn và là đoàn viên công đoàn người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi theo Điều 18 ...

Nghiên cứu khoa học ở Công đoàn Công thương Việt Nam:  Đáp ứng yêu cầu ở cơ sở Nghiên cứu khoa học ở Công đoàn Công thương Việt Nam: Đáp ứng yêu cầu ở cơ sở

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT ngày 18/9/2015 Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm