Nghiên cứu

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

PGS. TS. Nguyễn An Ninh  -  Viện CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Quyền thành lập công đoàn được hiểu là quyền thành lập hoặc tham gia thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn ngành nghề trong hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập. Có thể hiểu, đây mới chỉ là quyền của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thành lập các tổ chức chi nhánh mang tính đại diện cho mình, là quyền của NLĐ được tham gia công đoàn hiện có, chứ chưa phải là quyền thành lập hay lựa chọn thiết chế đại diện cho bản thân họ.
Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì Hội nghị lần thứ 22 khóa XII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, tháng 9/2021.

Thứ nhất, phạm vi “quyền thành lập công đoàn” ở Việt Nam hiện nay dường như bị giới hạn trong một hệ thống đã có

Thực trạng trên bắt nguồn từ các quy định của Luật Công đoàn 2012. Về vấn đề quyền thành lập công đoàn của NLĐ, Luật Công đoàn quy định: “Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam” và “Hệ thống tổ chức Công đoàn gồm có Tổng LĐLĐ Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; CĐCS được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”.

Do mặc định một tổ chức công đoàn duy nhất, được tổ chức theo hệ thống gồm Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, nên quyền thành lập công đoàn ở Việt Nam vẫn được hiểu là thành lập thêm một tổ chức (thường là CĐCS) trong một hệ thống công đoàn chung. Việc đánh giá thực thi quyền thành lập công đoàn vì vậy cũng mới chỉ được xét ở phương diện là nơi nào có NLĐ thì đã thành lập tổ chức CĐCS chưa mà thôi.

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) trao Quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở cho Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Huy Tiến Dũng.

Thứ hai, về khả năng thi hành quyền thành lập công đoàn

Quyền tự do thành lập tổ chức đại diện NLĐ có thể bằng nhiều cách thức khác nhau - tự thành lập hay gia nhập một tổ chức đã có sẵn trước đó và hoàn toàn không có một sự ràng buộc nào. Việc gia nhập tổ chức phải có ít nhất hai điều kiện: một là, bên gia nhập phải đủ điều kiện mà tổ chức yêu cầu, đồng thời phải tự nguyện xin vào tổ chức; hai là, phải được đồng ý chấp nhận theo quy chế nội bộ của tổ chức. Quyền gia nhập tổ chức Công đoàn của NLĐ Việt Nam hiện đang được hiểu theo nghĩa thứ nhất.

Ở nước ta hiện nay chỉ có một tổ chức Công đoàn duy nhất, được pháp luật công nhận là Tổng LĐLĐ Việt Nam. Quyền gia nhập công đoàn của NLĐ, được Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: "CNVCLĐ Việt Nam làm công, hưởng lương; NLĐ tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn”.

Theo đó, quyền gia nhập công đoàn của NLĐ chỉ là quyền tự nguyện gia nhập vào CĐCS thuộc hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trên thực tế, quyền này trong các doanh nghiệp được hiểu và thực hiện theo xu hướng là chấp nhận hay không và tham gia hay chưa vào tổ chức Công đoàn hiện có, chứ chưa phải lựa chọn tổ chức công đoàn nào để họ gia nhập.

Vấn đề này cũng đã được một nhà quản lý gọi là “điểm vênh cơ bản nhất và lớn nhất” của mô hình công đoàn nước ta: “Tuy nhiên, do những điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và lịch sử đặc thù, cụ thể mà hiện nay quyền tự do liên kết theo tiêu chuẩn lao động quốc tế vẫn còn có sự “vênh” với quy định của Việt Nam.

Một trong những điểm vênh cơ bản và lớn nhất là vị trí độc tôn của công đoàn. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thì chúng ta chỉ có một hệ thống công đoàn thống nhất, theo đó tất cả mọi công đoàn phải được Tổng LĐLĐ Việt Nam thừa nhận và phải là thành viên của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Do vậy, đây không phải là việc đảm bảo tự do liên kết theo đúng nghĩa được nêu trong Công ước 87 của ILO”

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Hiện có khoảng trên 40% người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân là thành viên của tổ chức Công đoàn. Trong ảnh: Công nhân may Công ty TNHH May Sao Việt (Kim Bảng, Hà Nam). Nguồn: hanam.vn

Một thực tế khác là rất nhiều doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm, đủ điều kiện để thành lập nhưng vẫn chưa có tổ chức CĐCS. Theo đó nhiều NLĐ chưa có được điều kiện cần để thực thi quyền tự do liên kết.

Theo Khoản 1, Điều 16, Luật Công đoàn 2012 và Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ thì công đoàn được thành lập ở doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc NLĐ có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Chậm nhất sau 6 tháng thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động; sau thời điểm này, nếu chưa thành lập được công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định BCH lâm thời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tập thể lao động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 2020, cả nước có 535.920 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; sử dụng khoảng trên 12 triệu lao động; ngoài ra còn có khoảng hơn 20 triệu lao động trong khu vực phi kết cấu.

Tuy nhiên, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, ở khu vực ngoài nhà nước bao gồm các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh Việt Nam mới chỉ có 42.207 CĐCS với 5.022.251 đoàn viên công đoàn. Như vậy, xét theo tỷ lệ, chỉ có khoảng trên 40% NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân là thành viên của tổ chức Công đoàn.

Thứ ba, về cơ chế hỗ trợ giữa các cấp công đoàn trong các doanh nghiệp

Theo quy định của Điều 17, Luật Công đoàn: “Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi được NLĐ ở đó yêu cầu”. Khoản 3, Điều 188, Bộ luật Lao động quy định: “Ở những nơi chưa thành lập tổ chức CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như CĐCS”.

Quy định này nhằm khắc phục thực trạng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của NLĐ, tập thể lao động.

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ ký kết phúc lợi đoàn viên và tập huấn Điều lệ Công đoàn trong các Khu công nghiệp.

Tuy nhiên, quy định công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện vai trò đại diện cho tập thể lao động tại nơi chưa có CĐCS, có thể làm phát sinh một số điểm chưa hợp lý. Ví dụ, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không do NLĐ trực tiếp bầu ra thì có đủ khả năng, điều kiện để đại diện cho ý chí chung của tập thể lao động không? Hoặc, khi không hoạt động thường xuyên tại doanh nghiệp, liệu cán bộ công đoàn này có đủ am hiểu về tình hình thực tế của đơn vị (công nghệ, vốn, doanh thu, quản lý lao động…) cũng như điều kiện của NLĐ, tập thể lao động (số lượng, chất lượng lao động, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thu nhập, tâm tư…) để đưa ra quan điểm, ý kiến xác đáng trong việc bảo vệ NLĐ không?

Ngoài ra, trong bối cảnh có nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, với số chỉ tiêu biên chế có hạn, công đoàn cấp trên cơ sở liệu có thể đủ nhân lực để thực hiện tốt vai trò này?

Thực tế cũng cho thấy, vì không có CĐCS, hoặc có nhưng không phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý không đáng có. Do đó, đảm bảo quyền thành lập công đoàn của NLĐ trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cần được nhìn nhận như một điều kiện cần để phát triển sản xuất, bình ổn quan hệ lao động bên cạnh khía cạnh thực hiện một quyền công đoàn của NLĐ.

Đó là những vấn đề quản lý Nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới.

Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện các cam kết về lao động, công đoàn Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện các cam kết về lao động, công đoàn

Việt Nam đã tham gia vào các “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” (FTA). Một trong các vấn đề đặt ra từ ...

Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Việt Nam Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Việt Nam

Tại 03 kỳ liên tiếp các tháng 7, 8, 9, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng tải từng phần bài viết quan ...

Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

92 năm ra đời và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm