TP HCM phong toả cứng: Những đối tượng được cấp giấy đi đường Trao gửi lòng nhân ái đến mảnh đời khó khăn Công nhân lao động mong được giảm tiền thuê trọ |
![]() |
5 đứa trẻ là con và cháu của chị Hạ Oanh vui vẻ tại điểm lấy xét nghiệm. |
Niềm vui được trở về
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, chị Hạ Oanh (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đưa hai con về huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để thăm ông bà ngoại. Cùng dịp này, 3 đứa trẻ con chị gái của chị Oanh cũng được bố mẹ cho về quê ngoại để thư giãn trước khi bước vào kỳ thi học kỳ II năm học 2020 - 2021.
Vượt ngoài dự kiến, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến chị Oanh và những đứa trẻ phải ở đây tới 4 tháng. Tụi nhỏ bước vào năm học mới và học online tại đây. Năm đứa trẻ ở cùng một nhà. Cháu lớn nhất năm nay lên lớp 6. Cháu nhỏ nhất chỉ vừa tuổi mẫu giáo. Mỗi giờ học với chị Oanh là “cuộc chiến” thật sự.
“Bọn trẻ rất nghịch ngợm và không đứa nào chịu yên lặng khi đứa kia đang học bài. Có lúc ham chơi, các con còn quên cả lịch vào lớp”, chị Oanh tâm sự.
![]() |
Sau khi qua chốt, tất cả các giáo viên, học sinh và người đi cùng được hướng dẫn để nơi lấy mẫu xét nghiệm cách chốt kiểm dịch khoảng 500m. |
Tuy nhiên, điều khiến chị Oanh và ông bà ngoại “đau đầu” là phải lo đủ phương tiện cho tụi trẻ học online. Trước mỗi giờ học của tụi nhỏ, chị Oanh lại phải đi mượn điện thoại của hàng xóm. Ông bà cũng được "phân công nhiệm vụ" kèm cặp các cháu học bài.
“Lịch học của các con chồng chéo nhau khiến những ngày đầu chúng tôi loay hoay để tất cả đều vào được lớp học. Giai đoạn các cháu thi học kỳ, gần như không có sách vở để ôn tập. Chồng tôi ở Đà Nẵng phải chụp ảnh gửi sang, tôi soạn lại cho các con ôn tập. Rất may chuyến về quê này, tôi quyết định ở lại cùng các con. Nếu không, việc học tập của tụi trẻ sẽ rất khó khăn, ông bà rất vất vả", chị Oanh nói.
Khi nhận được thông báo của chính quyền TP Đà Nẵng cho phép các trường đón các học sinh trở lại, chị Oanh mừng rỡ, tức tốc đi làm giấy xác nhận của địa phương cư trú và đăng ký người đi cùng để đưa các cháu trở về. Chị và 5 đứa trẻ đã hoàn tất thủ tục để quay lại Đà Nẵng.
Bình thường, để gọi tụi trẻ dậy để học online đúng giờ khá khó khăn. Nhưng lần này, khi biết sẽ được trở về, tụi nhỏ rất háo hức, tự giác dậy từ rất sớm.
![]() |
Nhiều bạn nhỏ gặp khó khăn khi lấy mẫu xét nghiệm. |
Thuê một chiếc xe tắc xi, chị Oanh cùng tụi trẻ lên đường. Nhưng khi đến chốt kiểm soát, chiếc xe tắc xi chở chị Oanh cùng tụi trẻ không thể vào Đà Nẵng. Chị và tụi nhỏ phải di chuyển đến nơi xét nghiệm Covid-19 trên Quốc lộ 14B.
Không yên tâm khi vợ quản lý cả 5 đứa trẻ, chồng chị Oanh phải nghỉ làm một buổi để đến điểm xét nghiệm hỗ trợ vợ. Điều chị Oanh lo lắng nhất là tụi nhỏ sẽ sợ hãi khi được lấy mẫu xét nghiệm. Trái với lo lắng của chị, những đứa trẻ rất hợp tác, nghe lời và mong muốn sớm được trở về. Cầm trên tay những tờ phiếu xét nghiệm âm tính, 5 đứa nhỏ reo vui, quên hết mệt mỏi.
![]() |
Em Bảo Hân vui vẻ nhận kết quả xét nghiệm âm tính. |
““Mẹ ơi, vậy là mình được về nhà đi học với các bạn ạ?” - em Lê Nguyễn Bảo Hân con gái chị Oanh háo hức hỏi.
Sớm ổn định cuộc sống
Không chỉ có các em nhỏ, được soạn giáo án cho năm học mới cũng là niềm mong đợi của cô giáo Trần Thị Ngọc Huyền (giáo viên Trường THCS Ngô Thì Nhậm, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Từ sáng sớm, cô giáo Huyền và hai con từ quê ngoại ở huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) theo Quốc lộ 14B đến chốt kiểm soát dịch tại xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) để thực hiện các thủ tục.
Tháng 6/2021, khi kết thúc năm học, chị cùng các con về quê thăm ông bà nhưng do dịch diễn biến phức tạp nên phải ở lại Quảng Nam tới hơn 3 tháng. Khi bắt đầu năm học mới, tại Quảng Nam, chị Huyền vẫn đều đặn lên lớp học online giảng bài các học sinh. Việc dạy học gặp không ít khó khăn.
Chị tâm sự: “Do không có đầy đủ trang thiết bị như ở nhà nên nhiều tiết học các em khó nắm hết được nội dung mình trao đổi. Mình rất nóng lòng, muốn nhanh chóng được trở về Đà Nẵng để chuẩn bị cho những giờ lên lớp hiệu quả hơn”.
![]() |
Cô giáo Huyền vui vẻ được trở về nhà. |
“Hai con tôi đang học chương trình bậc Tiểu học. Ở quê ngoại, các con học online qua chiếc điện thoại màn hình nhỏ. Các cháu khó nhìn rõ nội dung cô giáo chiếu trên màn hình và không tập trung trong giờ học" - chị Huyền chia sẻ.
Trong ngày đầu tiên thành phố Đà Nẵng cho phép giáo viên và học sinh được trở về, gia đình cô Huyền, chị Oanh cũng như nhiều người dân đều rất vui mừng.
“Mình từng nghĩ không biết đến bao giờ cuộc sống mới ổn định trở lại, bởi việc trở về nhà còn rất khó khăn. Nhưng khi nhận thông báo mới của thành phố và được nhà trường hướng dẫn đăng ký thủ tục để trở về, chỉ còn cách nhà hơn 10km, cảm xúc của mình rất khó tả. Mình càng tin tưởng ở nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố", chị Huyền cho biết.
Theo ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, từ ngày 28/9, Sở đã phối hợp các ngành chức năng liên quan và các địa phương chuẩn bị chu đáo và làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 để sẵn sàng đón giáo viên, học sinh trở lại trường. Từ 5 giờ sáng ngày 29/9, lực lượng chức năng đã có mặt tại các chốt kiểm dịch để sẵn sàng hỗ trợ, đón giáo viên, học sinh.
Tổng kết trong ngày đầu tiên, thành phố đón được 1.078 người trở về, trong đó có 78 giáo viên, 537 học sinh và 489 người hỗ trợ đi cùng.
Khi trở về địa phương, giáo viên, học sinh, người đi cùng chấp hành nghiêm việc khai báo y tế tại địa phương nơi cư trú và cách ly 14 ngày tại nhà, tuân thủ các quy định về phòng, chống Covid-19.
![]() Từ tháng 7/2021, dịch bệnh Covid-19 tại Đồng Nai diễn biến phức tạp, tăng nhanh với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày. Dịch lây lan ... |
![]() Sáng 29/9, TP Đà Nẵng bắt đầu cho phép giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên,... không ở vùng dịch được trở về địa ... |
![]() Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại mang bệnh ung thư, mọi thứ như sụp đổ trước mắt chị Phạm Thị Dương (sinh năm 1974), ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
