Công đoàn

Những người giữ “kho tài sản ngoài trời", chống chọi với mưa bão, dịch bệnh

Hà Vân
Tác giả: Hà Vân
Tiếng là giám đốc, nhưng hễ mưa bão là mất ăn mất ngủ. Còn công nhân cũng canh cánh nỗi lo về cánh rừng có trụ vững sau trận bão càn quét…    
nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh
Cây gãy đổ là nỗi buồn của người trồng rừng

Trong số 15 công ty lâm nghiệp hạch toán phụ thuộc, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 6 công ty nằm trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Đặc thù của vùng này có địa hình đồi núi dốc, thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây keo - loài cây có khả năng chống chọi với sâu bệnh, bão lốc cao.

Được các nhà khoa học khuyến cáo rằng sau nhiều chu kỳ trồng cùng một loại cây thì đến khoảng chu kỳ thứ 4, thứ 5 sẽ phát sinh loại nấm mốc, sâu bệnh rất khó xử lý nên trong 3 năm trở lại đây, Tổng Công ty đã chuyển đổi một số diện tích trồng keo sang trồng cây bạch đàn năng suất cao HD-3229 nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Kế hoạch năm nay của chúng tôi là trồng 300ha cây bạch đàn. Nhưng dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi kế hoạch này do Trung Quốc phải đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch bệnh, không nhập khẩu được cây giống đúng thời vụ. Tổng Công ty phải chuyển đổi lại, trồng cây keo, dẫn đến chậm kế hoạch. Nếu vụ mùa xuân không trồng được, mùa hè mới chuyển sang trồng thì cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm rất nhiều” - ông Nguyễn Xinh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Giấy chia sẻ.

Ngành Giấy nhiều năm khó khăn do sự phát triển của công nghệ thông tin khiến thị trường tiêu thụ ngày càng hẹp lại. Các công ty lâm nghiệp tại Hà Giang và Tuyên Quang được thành lập cách đây 40 - 50 năm từ thuở khai hoang phục hóa vùng cao theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Khi thành lập, mỗi công ty lâm nghiệp có khoảng hơn 1.000 lao động nhưng nay chỉ còn 50 - 100 người/công ty.

nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh
Cán bộ công đoàn Công Thương Việt Nam và Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam thăm người lao động của Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Giá trị gia tăng trong sản xuất lâm nghiệp kết tinh chủ yếu ở nguồn nhân lực: công trồng rừng, công chăm sóc, bảo vệ rừng. Nếu không may bị thiên tai tàn phá, tài sản của người người trồng rừng mất trắng.

Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo hiện quản lý 2.100 ha đất rừng trên địa bàn 6 xã của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đồng chí Trương Phúc Thành - Giám đốc Công ty chia sẻ: Nếu không bị thiên tai, cây không gãy đổ, rừng năng suất, công nhân lâm nghiệp không nghèo. Nhưng rừng là “cái kho tài sản ngoài trời”, không rào giậu nên dễ bị chặt trộm, thiên tai, dịch bệnh. Chỉ cần mất khoảng 30ha (mỗi ha trị giá 50 triệu đồng) là coi như mất trắng. Năm qua, thiên tai đã khiến toàn Công ty thiệt hại 80ha rừng, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi khi mưa bão, cả giám đốc và công nhân đêm thức trắng vì lo.

Chị Dương Thị Mùi (sinh năm 1986, dân tộc Pu - Y, sống tại thôn Nắc Con, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) nhận trồng 10ha rừng. Chồng mắc bệnh hiếm, một mình chị chèo chống gia đình. Liên tiếp các trận mưa bão năm 2019 và đầu năm 2020 khiến 3 ha rừng gãy đổ, vườn cam hư hỏng, chị Mùi lâm vào cảnh rất khó khăn.

nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh
Trao quà cho người lao động

Nghề trồng rừng vất vả nhất là công đoạn xử lý thực bì, cuốc hố, vác phân NPK, gánh cây giống lên đồi để trồng. Mỗi ha rừng, công nhân phải vác 2 tạ phân bón, khoảng 2.000 bầu cây (mỗi bầu nặng 250g). Với đàn ông khỏe mạnh, trong điều kiện địa hình đồi thấp chỉ mất vài tiếng đồng hồ là xong. Nhưng với phụ nữ hoặc những công nhân từ 45 – 46 tuổi trở đi là rất nặng nhọc.

Những năm gần đây, nhiều công nhân trồng rừng có xu hướng muốn nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, theo đồng chí Đàm Ngọc Tân - Chủ tịch Công đoàn Đội 54, Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên: “Những công nhân trực tiếp chắc chắn không đủ sức khỏe để làm việc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước vì nghề trồng rừng là nghề nặng nhọc”.

Từ năm 2018, Tổng Công ty đổi mới quản lý hoạt động lâm nghiệp: Chuyển đổi từ khoán chu kỳ sang khoán công đoạn. Việc khoán chu kỳ như trước kia cần nhiều vốn nên người lao động phải vay mượn rất nhiều. Từ khi thực hiện khoán công đoạn đến nay, hằng tháng người lao động có lương để trang trải sinh hoạt. Một phần tích lũy làm vốn để tái đầu tư vào rừng, giảm gánh nặng về vốn. Thu nhập của công nhân trồng rừng còn khiêm tốn ở mức 4 - 5 triệu đồng/tháng.

nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh
Thăm gia đình công nhân Sì Thanh Cường (Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang)

Theo đồng chí Nguyễn Xinh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam: Công nhân lâm nghiệp còn khó khăn nhưng họ rất lạc quan và sống rất chân tình. Thấu hiểu khó khăn của NLĐ, nhiều năm qua, Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam luôn chắt chiu, dành tối đa nguồn lực với mong muốn chăm lo cho người lao động được nhiều hơn nữa.

nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/6

Covid-19: Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 8/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7 triệu người với hơn 405 nghìn ...

nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh Vấn đề nhà ở cho công nhân: Không là việc riêng của công đoàn

Nhà ở cho công nhân, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự chung ...

nhung nguoi giu kho tai san ngoai troi chong choi voi mua bao dich benh Nối lại đường bay quốc tế: An toàn và chất lượng phục vụ phải là số một

Mặc dù đã định hướng được phương án sẵn sàng khai thác trở lại các đường bay quốc tế nhưng các hãng hàng không vẫn phải ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm