Nghiên cứu

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay

Lê Sỹ Tiệp - Tô Quốc Anh -  Học viện Lục quân
Tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đã dẫn đến những biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội và bản thân mỗi giai cấp. Trong đó, giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay
Người lao động Quảng Trị hưởng ứng Tháng Công nhân. Nguồn: quangtri.gov.vn

Phát triển về số lượng, chất lượng

Quá trình CNH, HĐH, hợp tác quốc tế ở nước ta những năm qua đã làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội. Sự xuất hiện của những ngành nghề mới này đã thu hút một lực lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, sự bùng nổ các ngành sản xuất, dịch vụ đã thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của GCCN nước ta. Nếu trước những năm đổi mới, số lượng công nhân nước ta mới là 7 triệu người, đến năm 2007 là 9,5 triệu người và năm 2013 tăng lên gần 11 triệu người thì hiện nay, số lượng công nhân nước ta đã có khoảng 16,5 triệu người1.

Kết quả của việc thực hiện những chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước trong những năm qua còn tạo thuận lợi cho GCCN nước ta phát triển đa dạng hơn, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế. Trong số khoảng 16,5 triệu công nhân nói trên, có tới 62% thuộc doanh nghiệp tư nhân, 30% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chỉ khoảng 8% thuộc doanh nghiệp nhà nước2.

Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của công nhân nước ta cũng đang có sự chuyển động mạnh mẽ theo hướng tích cực; đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và công cuộc hội nhập quốc tế. Trình độ học vấn, chuyên môn, trình độ tay nghề của người công nhân gắn chặt với cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy NLĐ tự nguyện tự giác, không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt, cả về văn hóa, chuyên môn và tay nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mà các ngành nghề sản xuất và xã hội đặt ra.

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay
Đội ngũ công nhân là lực lượng tiên phong, có đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Nhật Nam

Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên 20,6%3. Nếu phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên 50,4% năm 2016; lĩnh vực công nghiệp chế biến tăng từ 13,4% năm 2010 lên 18,5% năm 2016; lĩnh vực xây dựng tăng từ 12,6% năm 2010 lên 14,0% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ vận tải tăng từ 33,6% năm 2010 lên 55,2% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng từ 79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 20164.

Khi trình độ chuyên môn, tay nghề của CNLĐ được nâng lên, cùng với nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp, tổ chức Công đoàn trong việc truyên truyền, giáo dục ý thức, bản lĩnh chính trị, thì tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất của CNLĐ cũng ngày càng được nâng cao. Yêu cầu của nền sản xuất hiện đại một mặt rèn luyện đội ngũ CNLĐ tác phong công nghiệp, năng động, sáng tạo hơn, mặt khác, giúp NLĐ thực hiện kỷ luật lao động theo hướng tự giác, minh bạch hơn.

Công nhân trong các KCN, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị hiện đại, làm việc với các chuyên gia nước ngoài được học hỏi, nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại,… dần khẳng định là lực lượng lao động chủ đạo trong xã hội, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ trên 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm GCCN nước ta đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước6.

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay

Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam trong dây chuyền sản xuất thấu kính. Nguồn: baohoabinh.com.vn

Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng GCCN hiện nay

Những biến đổi tích cực trong của GCCN nước ta đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, trong nội bộ GCCN nước ta cũng đang xuất hiện một số vấn đề cần quan tâm. Mặc dù trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của CNLĐ nước ta đã được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đang có sự mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật, rõ nét nhất là tình trạng thiếu nghiêm trọng chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý giỏi, công nhân có trình độ tay nghề cao. Tình trạng công nhân làm việc không đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo còn khá phổ biến. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội đang diễn ra khá sâu sắc trong nội bộ giai cấp. Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp và ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân còn hạn chế. Tỷ lệ đảng viên, đoàn viên công đoàn trong CNLĐ còn thấp...

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những mặt hạn chế nêu trên là xuất phát từ đặc điểm của một nước nông nghiệp, thành phần xuất thân của một lượng lớn công nhân nước ta hiện nay vẫn từ nông dân, trình độ, chuyên môn nghề nghiệp còn hạn chế và còn chịu sự chi phối bởi tác phong, lề lối làm việc của người nông dân tiểu nông, chưa thích nghi với tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp hiện đại. Sự phát triển nhanh và không đồng đều của các ngành nghề, thành phần kinh tế khác nhau cũng tạo ra những yêu cầu và môi trường làm việc khác nhau đối với người công nhân, cả về tính chất lao động, trình độ sản xuất công nghiệp, văn hóa trong lao động và thu nhập...

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay

Để xây dựng GCCN nước ta tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ CNLĐ có trình độ cao, làm chủ được khoa học - công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. Muốn vậy, cần rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại công nhân. Tạo điều kiện và khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ, thích ứng với ngành nghề và môi trường lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.

Hai là, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ ở tất cả các thành phần kinh tế. Quan tâm xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao thể chất cho công nhân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật.

Ba là, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ, đặc biệt là công nhân lao động ở các KCN, KCX. Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm đời sống cho NLĐ và để họ có tích lũy từ tiền lương. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, chính sách về nhà ở và các thiết chế văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho CNLĐ.

Bốn là, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp uỷ đảng, công đoàn và các đoàn thể nhân dân trong việc phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cho CNLĐ chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức pháp luật, nắm bắt những quy định về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường hợp cần thiết, nhằm góp phần giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trái pháp luật trong doanh nghiệp.

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay
Chương trình tập huấn về an toàn vệ sinh lao động dành cho công nhân. Nguồn: quangtri.gov.vn

Chú thích:

1, 2. Phan Linh: Vị thế của GCCN Việt Nam - Một vấn đề đặt ra về nhận thức trong bối cảnh mới, Tạp chí Mặt trận điện tử, 29/12/2020.

3, 4. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, HN, 2017.

5. Đảng CSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khóa X, Nxb CTQG, HN, 2008, tr.44.

6. Minh Duyên: GCCN Việt Nam - lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam, baokiemtoannhanuoc, 27/4/2020.

Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: "Vui mừng và cảm kích!"

Vừa đặt chân xuống Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, anh Trần Văn Hoàng cho biết: “2 tháng nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh ...

Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19 Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19

Khi các ca bệnh có thể tăng thêm, nhằm chuẩn bị các phương án “4 tại chỗ”, ngành Y tế TP Hà Nội đã chuẩn ...

Lựa chọn trong những ngày chống dịch Lựa chọn trong những ngày chống dịch

Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm