![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) trò chuyện với công nhân lao động tại Đồng Nai, năm 2016 - Ảnh: Lao Động |
Tạp chí Lao động và Công đoàn điểm lại 5 cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và công nhân lao động.
Ngày 30/4/2016
Trong Chương trình Tết Lao Động do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, sáng 30/4/2016, tại Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) có buổi gặp gỡ, đối thoại với 3.000 công nhân lao động.
Buổi đối thoại ghi nhận rất nhiều ý kiến, đề xuất của công nhân liên quan đến vấn đề tăng lương tối thiểu; tăng giá; tình trạng trốn đóng Bảo hiểm xã hội; chất lượng bữa ăn ca, an toàn thực phẩm; nhu cầu văn hóa, giải trí và giải pháp hỗ trợ nâng cao tay nghề...
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đến đời sống công nhân, đặc biệt là tiền lương để đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo các khu công nghiệp, các tỉnh chăm lo cho công nhân, có chính sách hỗ trợ công nhân tiếp cận được nguồn vốn vay mua nhà ở xã hội; các khu công nghiệp đều có nhà trẻ, trường mẫu giáo... Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về Bảo hiểm xã hội.
Ngày 22/4/2017
![]() |
Thủ tướng Chính phủ (nay là Chủ tịch nước) bắt tay với công nhân trước buổi nói chuyện, ngày 22/4/2017 - Ảnh: T.L |
Tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) có cuộc gặp gỡ với 2.000 công nhân lao động các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Một năm sau cuộc đối thoại với công nhân ở Đồng Nai, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã giải quyết nhiều mong muốn của công nhân. Cụ thể: Quy định về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, tăng mức lương cơ sở năm 2017; yêu cầu các địa phương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; nâng mức xử phạt với các trường hợp nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội; phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”...
Tại buổi đối thoại, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời kỳ hội nhập, sự cạnh tranh về lao động rất gay gắt, đòi hỏi công nhân phải nâng cao tay nghề. Chính phủ sẽ có chính sách ưu tiên cho việc dạy nghề, nâng cao trình độ của công nhân.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp công đoàn, doanh nghiệp cần có chính sách tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Điều đó góp phần giảm thiểu sự phân biệt lứa tuổi lao động.
Ngày 20/5/2018
Tại Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đối thoại với 1.000 công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, với chủ đề “Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn”.
Những tâm tư, thắc mắc của công nhân lao động về sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm được Thủ tướng quan tâm, chia sẻ. Thủ tướng cho rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Để thích ứng, đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều chủ thể, từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và từng người lao động. Mỗi công nhân phải xác định sự cần thiết phải học nghề, nâng cao trình độ.
![]() |
Công nhân đặt câu hỏi tới Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/5/2018 - Ảnh: SƠN TÙNG |
Theo đó, Chính phủ có quyết định hỗ trợ trong việc nâng cao tay nghề, dạy học cho công nhân lao động đến hết 2030. Nhà nước hỗ trợ đào tạo tay nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, có mức hỗ trợ cho công nhân.
Cũng trong buổi đối thoại, Thủ tướng một lần nữa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện quyết liệt vấn đề nhà ở, trường học đáp ứng nhu cầu của công nhân. Bởi dù đã tích cực vào cuộc song kết quả chưa đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của công nhân và yêu cầu của Chính phủ.
Ngày 5/5/2019
Tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động kỹ thuật cao của 7 địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
![]() |
Công nhân lao động kỹ thuật cao đã đưa ra những ý kiến với Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/5/2019 - Ảnh: SGGP |
Thủ tướng khẳng định, lực lượng công nhân lao động có trình độ kỹ thuật là vốn quý của quốc gia, là nguồn động lực phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh số lao động trình độ cao chỉ chiếm khoảng 19% tổng số lao động, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải có chính sách thay đổi, thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề cao.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm đến 4 nhóm vấn đề thiết yếu với đời sống công nhân, gồm tiền lương và thu nhập đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu; nhà ở xã hội; môi trường làm việc, học tập cho công nhân lao động và chỗ học tập, vui chơi cho con công nhân.
Về phía tổ chức Công đoàn, Thủ tướng đề nghị cần đổi mới cách thức hoạt động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo đời sống văn hóa, rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh cho công nhân lao động, trình độ, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
Ngày 31/5/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) có buổi gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động tại tỉnh Bắc Ninh.
Buổi gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến đời sống, việc làm của công nhân lao động. Thủ tướng đánh giá cao sự chăm lo của tổ chức Công đoàn đối với người lao động.
![]() |
Công nhân Bắc Ninh đối thoại với Thủ tướng Chính phủ, năm 2020 - Ảnh: Ý YÊN |
Người đứng đầu Chính phủ động viên công nhân cố gắng rèn luyện kỹ năng lao động bằng cách học tập, nâng cao tay nghề để có cơ hội tăng thu nhập. Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp cần giảm chi phí, duy trì việc làm, thu nhập, nâng cao năng suất, áp dụng công nghệ, tìm thị trường mới để phát triển.
Đối với vấn đề nhà ở, Thủ tướng đề nghị tỉnh Bắc Ninh cần dành nguồn lực, tạo cơ chế thuận lợi để xây dựng khu nhà ở của công nhân. Đồng thời, cần đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự; không chủ quan trước dịch Covid-19...
Sáng 12/6/2022, tại Bắc Giang sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và công nhân lao động, chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”. Dự kiến sẽ có 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam. Cùng dự buổi đối thoại với công nhân ngày 12/6 sẽ có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, đại diện lãnh đạo một số ban xây dựng Đảng Trung ương, một số Ủy ban của Quốc hội, một số bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ và đại diện lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành nghề; lãnh đạo tỉnh, thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đi thăm, động viên, tặng quà công nhân tại khu nhà trọ và nhà ở xã hội; tặng quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang. |
Chiều ngày 9/6, tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức buổi thông tin báo chí về Chương trình Thủ ... |
Ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nói về vụ Việt Á: “Mất mát lớn nhất là lòng tin ... |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định mức lương ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
