![]() |
Huấn luyện ATVSLĐ, an toàn hàng hải cho đội ngũ thuyền viên tại Công ty CP Vận tải biển Việt Nam. |
Để phát triển vận tải biển, đội ngũ thuyền viên đóng vai trò quan trọng. Đây là lực lượng lao động yêu cầu có sức khỏe tốt, được đào tạo bài bản cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc trong môi trường đa quốc tịch, am hiểu luật pháp quốc tế, có bề dày kinh nghiệm.
Tuy nhiên, hiện NLĐ có chất lượng đáp ứng yêu cầu không thực sự hứng thú với ngành này do phải làm việc luân phiên theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết. Nguy hiểm hơn là tình hình cướp biển ngày càng tinh vi, trang bị hiện đại và tàn bạo, khát máu. Chúng tăng cường sử dụng các loại súng máy, rocket, ca nô cao tốc, với thủ đoạn bắt người làm con tin đòi tiền chuộc và cướp tàu.
Theo báo cáo tình hình cướp biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, vừa qua có 4 vụ cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu biển đã được thông báo ở châu Á. Trong đó, có 1 vụ cướp liên quan đến bắt cóc thuyền viên tàu hàng Giang Hải (số IMO 9557329, quốc tịch Việt Nam).
Chủ tàu là Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Xuất nhập khẩu Phạm Hải, thuộc Công ty CP vận tải biển Quốc tế. Khi vận chuyển xi măng từ Indonesia đi Philippines, tàu Giang Hải bị cướp biển tấn công tại tọa độ 06009’04” N; 119039’04” E thuộc vùng biển Sulu (miền Nam Philippines). 6 thuyền viên đã bị cướp biển bắt làm con tin và may mắn được lực lượng chức năng của Philippines, Malaysia giải cứu.
Cuối năm 2018, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã khuyến cáo chủ tàu về tình trạng cướp biển, cướp có vũ trang trên vùng biển Philippines và Đông Sabah, tăng cường cảnh báo an ninh đối với các tàu biển Việt Nam hoạt động trên các tuyến quốc tế, nhất là tàu đi qua vùng biển Sulu - Celebes nhằm đảm bảo an toàn cho các thuyền viên và phương tiện.
Thị trường vận tải biển hiện có xu hướng sụt giảm, một phần do ảnh hưởng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khiến doanh nghiệp khó khăn, dẫn đến tiền lương, thu nhập của thuyền viên thấp. Chính sách đãi ngộ đối với thuyền viên Việt Nam không thực sự hấp dẫn nên doanh nghiệp vận tải khó tuyển dụng thuyền viên nhiệt huyết, muốn gắn bó lâu dài.
Đặc biệt đối với vị trí thủy thủ, thợ máy (các chức danh thấp nhất trên tàu) và người trẻ tuổi. Nguy cơ mất an toàn trên biển và mức lương chưa tương xứng với sức lao động, đang là những yếu tố chính làm cho vận tải biển thiếu sức cạnh tranh về lao động so với các công việc trên đất liền.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
