Nhiều người lao động vẫn sập bẫy "việc nhẹ lương cao"
Nhịp cầu việc làm

Nhiều người lao động vẫn sập bẫy "việc nhẹ lương cao"

Trường Long
Tác giả: Trường Long
Việc công dân bị lừa đi làm việc, cưỡng bức lao động diễn ra từ năm 2020 và ngày càng phức tạp. Dù được cảnh báo, nhiều người vẫn sập bẫy "việc nhẹ lương cao".
Tiếp tục cảnh báo việc lừa đảo xuất khẩu lao động trên môi trường mạng

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức (chiều 18/3), khẳng định không có việc nhẹ lương cao.

Theo Bộ trưởng, việc công dân bị lừa đi làm việc, cưỡng bức lao động đã diễn ra từ năm 2020 và ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chính là các nước cho phép mở sòng bài, cơ sở đánh bạc trực tuyến, chủ yếu là lừa đảo; việc di chuyển qua biên giới bất hợp pháp giữa các nước khá dễ dàng; và tình trạng thiếu việc làm, cả tin của công dân Việt Nam, đặc biệt là thanh, thiếu niên vùng sâu.

Với chiêu bài tuyên truyền ra nước ngoài bán hàng online, việc nhẹ (giới thiệu sản phẩm), lương cao (khoảng 20 triệu đồng/tháng), từ tháng 5 đến tháng 7/2022, Lò Thúy Ngân (bản Co Nôm, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, T. Điện Biên) đã lừa đưa được 14 công dân trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tin theo, sang làm việc tại một công ty ở Lào.

Khi đã “sa chân” vào công ty, các công dân Việt Nam sang Lào bị ép lập các nick ảo trên mạng xã hội facebook, zalo quay trở lại tìm kiếm, lôi kéo, dụ dỗ lừa người Việt Nam tham gia vào các app đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo mà chúng lập ra để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người tham gia. Người lao động cũng bị thu hết giấy tờ cá nhân, điện thoại, bị quản lý, giám sát chặt chẽ 24/24 giờ, ngày ép làm việc 12 tiếng, nếu không lừa được ai sẽ bị phạt thêm 2 tiếng thành 14 tiếng.

Một số dấu hiệu lừa đảo “việc nhẹ, lương cao”

– Hứa hẹn mức lương cao gấp nhiều lần so với mặt bằng chung, thậm chí cao hơn cả những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao.

– Công việc mơ hồ, không rõ ràng: Mô tả công việc chung chung, không cụ thể về chức danh, nhiệm vụ, yêu cầu hay quyền lợi.

– Thu hút qua mạng xã hội: Sử dụng các trang mạng xã hội, Zalo, Facebook, Telegram… để đăng tin tuyển dụng, kết bạn với người tìm việc, tạo dựng hình ảnh công ty “uy tín”.

– Hỗ trợ chi phí xuất ngoại: Đề nghị ứng tiền lương, hỗ trợ visa, vé máy bay… để tạo lòng tin và ràng buộc người lao động.

– Cô lập, quản lý chặt chẽ: Bỏ hộ chiếu, sim điện thoại, cô lập với thế giới bên ngoài, ép buộc lao động làm việc trái ý muốn.

– Hoạt động phi pháp: Bắt ép lao động làm việc trong các sòng bạc, sàn lừa đảo, hoạt động mại dâm…

Nếu muốn trở về Việt Nam thì người lao động phải nộp cho chủ công ty một khoản tiền chuộc vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng, không có tiền chuộc sẽ bị bán sang công ty khác. Quá trình làm việc, nhiều công dân vi phạm quy định của chúng đã bị đánh đập, tra tấn dã man.

Trong số 14 người do Lò Thúy Ngân lừa sang, có 02 người phải nộp tiền chuộc để về, một người bị đuổi do nghiện ma túy, số còn lại được các cơ quan chức năng giải cứu.

Qua công tác bám nắm địa bàn và nguồn tin từ quần chúng nhân dân cung cấp, đầu tháng 5/2024, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Điện Biên phát hiện đường dây nghi vấn liên quan đến hành vi mua bán người này.

Nhiều người lao động vẫn sập bẫy
Các nạn nhân được giải cứu trong các công ty tại Lào. Ảnh: ĐVCC

Chuyên án với 524N được xác lập để đấu tranh với đối tượng. Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Điện Biên đã chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an điều tra, xác minh, làm rõ, thu thập chứng cứ để triệt phá chuyên án.

Ngày 01/6/2024, Ban chuyên án đã là rõ đối tượng trong đường dây là Lò Thúy Ngân (SN 1999), trú tại bàn Co Nôm, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, T. Điện Biên. Ngày 04/6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với đối tượng Lò Thúy Ngân về hành vi mua bán người.

Nhiều người lao động vẫn sập bẫy
Lò Thúy Ngân tại cơ quan công an. Ảnh: ĐVCC.

Tại cơ quan công an, Lò Thúy Ngân đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình: đầu năm 2022, Ngân làm phiên dịch tiếng Trung cho một công ty có tên “Tai Yang” tại đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, tỉnh Bò Kẹo (Lào).

Sau một thời gian quen việc, Ngân đã nhận lời một đối tượng người Trung Quốc, sử dụng các mối quan hệ tìm kiếm, lôi kéo, dụ dỗ và lừa đưa người Việt Nam sang làm việc tại công ty, thỏa thuận nếu đưa được một người sang Ngân sẽ nhận ngay 2.000 tệ (khoảng 6 triệu VNĐ) hoặc nếu người đó làm việc được đủ 6 tháng Ngân sẽ nhận 2.000 tệ và khoảng 1% hoa hồng từ lương hàng tháng của người đó.

Chỉ trong hai tháng (từ tháng 5-7/2022) 14 người dân đã bị “sập bẫy” từ chiêu thức của Ngân.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, trong năm 2023, Bộ này đã phối hợp với cơ quan chức năng sở tại ở Campuchia, Philippines, Thái Lan, Lào, Myanmar giải cứu, hỗ trợ đưa khoảng 1.500 công dân về nước, trong đó điển hình là các vụ tại Philippines và Campuchia.

Công an tỉnh Điện Biên khuyến cáo, người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua các nước giáp biên giới với Việt Nam làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại... của các đối tượng trên mạng xã hội.

Trước khi xác định nhận lời đi làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình định đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng mình đi làm việc tại đó như thế nào.

Nếu có nhu cầu ra nước ngoài làm việc, người lao động cần thông qua các kênh chính thức, các công ty được cấp phép có uy tín trong việc đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc.

Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang các nước giáp với biên giới Việt Nam làm việc, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để cơ quan chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý.

Cẩn trọng và tỉnh táo để tránh bị lừa đảo

- Cẩn thận với những lời hứa hẹn bất thường: Mức lương cao bất hợp lý, cam kết việc làm nhẹ nhàng, không yêu cầu kinh nghiệm… nhất là làm việc tại Lào, Campuchia.

- Không liên hệ tìm kiếm việc làm qua các kênh thông tin không chính thống. Khi có ý định, nhu cầu ra nước ngoài làm việc, lao động phải liên hệ tại các trung tâm giới thiệu việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và làm thủ tục xuất cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

- Tìm hiểu kỹ thông tin, trao đổi với gia đình, bạn bè trước khi quyết định đi làm việc. Thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết mình sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi lao động xa nhà.

- Cảnh giác sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết mà không có lý do chính đáng.

- Trước khi nhận lời mời, cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.

- Khi nghi ngờ bị lừa đảo, hãy liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc các cơ quan chức năng trong nước để được hỗ trợ.

- Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân và người nhà nạn nhân cần liên hệ cơ quan công an để cung cấp thông tin về đặc điểm, hình ảnh, thời gian, địa điểm, phương thức của đối tượng để điều tra và nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nhất.

- Tích cực tham gia phát hiện, tố giác, báo tin về các vụ việc, đối tượng nghi vấn lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh đi nước ngoài lao động trái phép để có biện pháp đấu tranh, xử lý kịp thời, không để hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khuyến cáo người lao động các thủ đoạn lừa đảo tháng cao điểm quyết toán thuế Khuyến cáo người lao động các thủ đoạn lừa đảo tháng cao điểm quyết toán thuế

Tổng Cục Thuế đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi ...

Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa phát cảnh báo tình trạng lừa đảo, thu tiền của người lao động đi làm ...

Cảnh báo việc giả mạo cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội để lừa đảo Cảnh báo việc giả mạo cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội để lừa đảo

BHXH tỉnh Phú Yên vừa qua có công văn đề nghị Công an, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên phối hợp hỗ ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm