Nhịp cầu việc làm

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Dịch vụ “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội: Cảnh báo rủi ro lừa đảo

Với các chiêu trò lừa đảo từ đặt cọc tiền đến hứa hẹn lợi nhuận cao, nhiều nạn nhân đã mất trắng tài sản. Làm thế nào để nhận diện và tránh sập bẫy? Đừng bỏ qua những lời khuyên thiết thực trong bài viết này.

Lừa đảo qua các thông tin "Việc làm nhanh, không yêu cầu kinh nghiệm"

Lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm và mong muốn kiếm thêm thu nhập của nhiều bạn trẻ, các đối tượng lừa đảo không ngừng sáng tạo các chiêu trò lừa gạt để chiếm đoạt tài sản. Những quảng cáo hấp dẫn như "việc làm tại nhà, không cần kinh nghiệm, không yêu cầu bằng cấp, linh hoạt thời gian" đã thu hút không ít người rơi vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”.

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ
Tạp chí Lao động và Công đoàn từng có loạt bài phản ánh: Sập bẫy lừa đảo khi ứng tuyển thu âm lồng tiếng online

Một trong những chiêu thức phổ biến là mời gọi cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, hứa hẹn hoa hồng cao. Sau khi gửi đường link đến các trang website giả mạo, các đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân đặt cọc 100% giá trị đơn hàng, đồng thời hứa hẹn hoa hồng từ 10-30%. Để tạo lòng tin, chúng cho phép người lao động rút tiền từ các đơn hàng đầu tiên. Tuy nhiên, khi nạn nhân tiếp tục gửi tiền đặt cọc cho các đơn hàng tiếp theo, số tiền mất đi càng lớn, vì thực chất đây chỉ là chiêu trò trục lợi.

Cục An toàn thông tin cảnh báo người dân cần hết sức cảnh giác với những lời mời tuyển dụng "việc nhẹ, lương cao" trên mạng, đặc biệt là những công việc không yêu cầu kinh nghiệm. Không nên tin vào những lời hứa hẹn thu nhập cao mà không rõ ràng về công ty, tổ chức.

Voice: Nạn nhân kể lại vụ việc bị lừa đảo khi ứng tuyển thu âm lồng tiếng online

Người dân cần tuyệt đối tránh việc đặt cọc hoặc chuyển tiền trước khi nhận việc. Các công ty tuyển dụng uy tín không yêu cầu người lao động đóng tiền trước khi nhận việc. Do đó, nếu bị yêu cầu nộp tiền trước, người lao động nên cảnh giác và xem xét lại.

Hãy tìm kiếm công việc thông qua các kênh uy tín như trung tâm giới thiệu việc làm của trường học hoặc các tổ chức chính trị xã hội. Tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ do người không quen biết gửi, vì chúng có thể chứa mã độc hoặc dẫn đến các trang website lừa đảo.

Nếu gặp phải tình huống nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến người thân hoặc liên hệ với cơ quan công an để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm loạt bài do Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện:

Bài 1: Chiêu dụ dỗ “moi tiền” ứng viên thu âm lồng tiếng online Bài 1: Chiêu dụ dỗ “moi tiền” ứng viên thu âm lồng tiếng online
Bài 2: Mất 240 triệu khi sập bẫy lừa đảo ứng tuyển thu âm lồng tiếng online Bài 2: Mất 240 triệu khi sập bẫy lừa đảo ứng tuyển thu âm lồng tiếng online
Bài 3: Hình thức phái sinh của lừa đảo tuyển dụng việc làm online Bài 3: Hình thức phái sinh của lừa đảo tuyển dụng việc làm online

Chào mời việc làm với mức lương hấp dẫn

Một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất là chào mời công việc với mức lương rất cao so với thị trường lao động. Những công việc này thường yêu cầu ít kỹ năng hoặc không cần kinh nghiệm, với mức lương từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, khi người lao động đồng ý, họ sẽ bị yêu cầu đóng một khoản "phí tuyển dụng" hay "phí hồ sơ", hoặc yêu cầu chuyển tiền để mua vật dụng cần thiết cho công việc.

Báo Đảng Cộng sản từng đăng tải thông tin về việc N. H. M. , sinh viên năm nhất của một trường cao đẳng, bị lôi kéo bởi một quảng cáo tuyển dụng hấp dẫn trên mạng xã hội. Công việc được giới thiệu là đơn giản với mức lương cao, nhưng yêu cầu phải đóng trước 20 triệu đồng tiền "phí đảm bảo". Tin tưởng, M. chuyển tiền mà không mảy may nghi ngờ. Sau đó, bên tuyển dụng bỗng nhiên cắt đứt liên lạc, để lại cho M. bài học đắt giá.

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ
Lừa đảo tuyển dụng việc làm online đang bủa vây người lao động

Trường hợp khác, nữ sinh viên tại Bình Dương, tìm thấy một công việc "cắt chỉ tại nhà" trên mạng. Để nhận việc, cô được yêu cầu đóng trước 2 triệu đồng tiền phí đặt cọc và giao vật liệu. Sau khi chuyển tiền, người nhận biến mất, không để lại dấu vết.

Như đã nêu trên, các chiêu trò lừa đảo dạng này tập trung vào việc đòi phí đặt cọc hoặc đồng phục, yêu cầu đóng trước tiền với lý do làm thủ tục hoặc mua trang thiết bị.

Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng sử dụng chiêu thức tổ chức khóa học trực tuyến không thực chất, hứa hẹn cơ hội nghề nghiệp sau khi học nhưng không mang lại giá trị thật.

Đích ngắm của kẻ lừa đảo là sinh viên thiếu kinh nghiệm, chưa biết cách xác minh thông tin, lại có nhu cầu kiếm thêm thu nhập nên dễ bị cám dỗ. Thủ đoạn của chúng là tạo trang web giả mạo, dùng ứng dụng nhắn tin riêng, gây khó khăn trong phát hiện.

Để tránh sập bẫy lừa đảo, mỗi cá nhân cần kiểm tra thông tin nhà tuyển dụng qua website chính thức, mạng xã hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, cần cảnh giác với quảng cáo hấp dẫn, nếu một công việc có mức lương quá hấp dẫn so với yêu cầu và kinh nghiệm, rất có thể đó là một dấu hiệu lừa đảo.

Người lao động chỉ đóng tiền khi đã xác minh thông tin đầy đủ và có hợp đồng rõ ràng. Nếu nghi ngờ, bạn nên chia sẻ với người thân hoặc bạn bè để được tư vấn.

Tóm lại, bạn hãy thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi nhận việc. Một chút cảnh giác sẽ giúp bạn tránh được những bài học đắt giá và bảo vệ tài chính cũng như sự an toàn của chính mình.

Đại úy Vũ Duy Khánh - Phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự xã hội (Phòng 5), Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) từng khuyến cáo người dân nên tỉnh táo, khi nhận được những đề nghị liên quan đến tuyển cộng tác viên, phải hết sức cảnh giác, phải xác minh thông tin nơi tuyển dụng. Trong trường hợp đã chót gửi tiền cho các đối tượng, hoặc nghi ngờ thì phải dừng lại, không nên cố chuyển thêm tiền.

Khi rơi vào tình huống đó, nên nhanh chóng liên hệ với ngân hàng và cơ quan công an gần nhất để thông báo vụ việc, đề nghị hỗ trợ xử lý.

Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng:

Bước 1: Tập hợp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Bước 2: Trực tiếp trình báo hoặc tố giác bằng miệng hoặc bằng văn bản tới quan quan Công an có thẩm quyền. Lưu ý, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Sau 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn ...

Lời cảnh tỉnh từ vụ lừa đảo của Tiktoker Mr Pips và các hoạt động đầu tư trực tuyến Lời cảnh tỉnh từ vụ lừa đảo của Tiktoker Mr Pips và các hoạt động đầu tư trực tuyến

Vụ việc Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips) dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến, lừa đảo hơn 5.200 tỷ ...

Dịch vụ “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội: Cảnh báo rủi ro lừa đảo Dịch vụ “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội: Cảnh báo rủi ro lừa đảo

Chỉ cần gõ từ khóa “đổi tiền lì xì Tết”, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy hàng trăm bài đăng, hội nhóm, và dịch ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm