Ngày 05/3, ông Hồ Văn Ta Ngà, Phó Chủ tịch UBND xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xác nhận, đơn vị vừa nhận được thông tin về 18 lao động tại địa phương đi làm ăn tại tỉnh Lâm Đồng theo diện "việc nhẹ lương cao”. Trong đó, có 9 lao động phải nhờ gia đình gửi tiền cho chủ lao động mới được trở về; 9 lao động còn lại hiện chính quyền địa phương chưa liên lạc được.
![]() |
Hai anh em Son và Xơi được bố chuộc về sau hai tuần vào Lâm Đồng làm "việc nhẹ lương cao" Ảnh: HOÀNG TÁO |
Từ đơn trình báo của các gia đình này, chính quyền địa phương đã xác định, nhóm 18 lao động nói trên tự tìm việc làm qua một công ty chuyên về cung ứng lao động và giới thiệu việc làm tại xã N’Thôi Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, 18 lao động trên đã đến làm việc tại tỉnh Lâm Đồng vào giữa tháng 2/2023.
Khi đi, phía công ty này yêu cầu những người lao động lăn tay vào hồ sơ xin việc làm, với thỏa thuận chăn nuôi heo và giữ luôn căn cước công dân của những người này. Tuy nhiên, khi vào đến nơi, nhóm này được chia ra làm việc ở nhiều nơi, với các công việc khác nhau, mức lương khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Làm được ít ngày, nhóm lao động này nhận thấy công việc không như thỏa thuận ban đầu, muốn thôi việc nhưng chủ trang trại không đồng ý.
Ông Hồ Văn Lê (68 tuổi), trú tại thôn A Rông, xã Lìa cho biết, 2 con của ông là Hồ Văn Son (37 tuổi) và Hồ Văn Xơi (22 tuổi) nghe thông tin tuyển dụng lao động “việc nhẹ lương cao” truyền miệng từ nhiều người trong xã nên đã đăng ký. Ngày 17/2, đoàn 18 người cùng ở xã Lìa được một ô tô đến đón ra ngã ba tiếp giáp với Quốc lộ 9 rồi lên xe giường nằm vào tỉnh Lâm Đồng.
Một trong những lao động được chuộc trở về, anh Hồ Văn Son kể lại, khi tới nơi, họ lăn tay vào hồ sơ việc làm với thỏa thuận chăn nuôi heo và bị giữ căn cước công dân. Tuy nhiên, sau đó nhóm này được chia ra làm việc ở nhiều nơi, với các công việc khác nhau. 4 người con và cháu của ông Lê làm việc cùng trang trại, hàng ngày đi cắt rau, nhổ cỏ, làm vườn… trong nhà kính.
“Thấy công việc không như thỏa thuận ban đầu nên muốn muốn về nhà để tìm kiếm việc khác thì chủ trang trại không đồng ý. Người chủ giữ cả 4 người lại yêu cầu chúng tôi tiếp tục làm việc, hoặc gia đình phải nộp tiền mới được nhận giấy tờ để về nhà”, anh Son nói.
Để chuộc con trở về, ông Hồ Văn Lê đã làm thủ tục vay 13,9 triệu đồng từ tổ tiết kiệm của thôn để chuyển khoản cho chủ trang trại. Tiền lãi trả hàng tháng cho khoản vay này gần 350 nghìn đồng. Khoản vay này ông Lê dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ trả sau khi bán rẫy sắn dự kiến thu được khoảng 10 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, 4 lao động được nhận tiền công trong 4 ngày làm việc là một triệu đồng rồi tự bắt xe về quê.
Tương tự, 5 lao động khác cũng phải nhờ người thân nộp tiền để về nhà sau ít ngày làm việc không như thỏa thuận. Một trong nhóm lao động đó, anh Hồ Văn Thao (21 tuổi) trú tại thôn A Rông, xã Lìa cũng phải nhờ bố vay 3,45 triệu đồng chuyển khoản cho chủ trang trại để được về nhà, do công việc không như ý muốn.
Đến nay, 9 lao động khác vẫn còn ở Lâm Đồng nhưng gia đình và chính quyền địa phương vẫn không liên lạc được.
![]() Thực hiện yêu cầu của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết ... |
![]() Ngày 10/2, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Quảng Trị về các hoạt động ... |
![]() Là đơn vị trực thuộc Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Trị, Công đoàn cơ sở thành viên (CĐCSTV) Điện lực Khe Sanh bước ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
