![]() |
Việc dạy múa hát đối với giáo viên mầm non sau tuổi 50 đã trở nên rất khó khăn. Nếu đến 60 tuổi họ mới được nghỉ hưu thì việc nuôi dạy trẻ của họ không thể hoàn thành tốt được. Ảnh giaoducthoidai.vn |
“Cô giáo em tre trẻ, dạy em hát rất hay”, rồi “Cô và mẹ là hai cô giáo; mẹ và cô, ấy hai mẹ hiền” - những câu hát vui tươi được lớp lớp các thế hệ trẻ thơ thuộc nằm lòng, trở thành một phần ký ức của mỗi người đi theo chúng ta đến hết cuộc đời.
Điểm chung của các cô giáo trong những câu hát ấy là sự trẻ trung. Cô cũng tầm tuổi mẹ bé, dịu dàng, gần gũi và thân thương như mẹ. Điều đó tạo sức hấp dẫn lớn thu hút trẻ, để trẻ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Nhưng, theo Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ bắt đầu tăng từ năm 2021; với lao động nữ, mỗi năm sẽ thêm 4 tháng để tới năm 2035, lao động nữ chính thức nghỉ hưu ở tuổi 60.
Trẻ độ tuổi mầm non hiếu động, chưa tự chủ sinh hoạt. Việc trông giữ, nuôi dạy các cháu nhiều áp lực; phải canh chừng liên tục bởi trẻ luôn đối mặt với không ít hiểm nguy. 60 tuổi, cô giáo mầm non còn dạy múa, dạy hát được không? Giáo viên thể dục còn chạy, nhảy cao, nhảy xa, đấu vật được không?
![]() |
Giáo viên mầm non là công việc nhiều áp lực, đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai bên cạnh sự tận tâm và trách nhiệm với nghề. Đến 60 tuổi mới nghỉ hưu, khả năng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên mầm non là gần như không thể Ảnh: baodansinh.vn |
Đặc thù giáo viên mầm non hầu hết là nữ. Người phụ nữ sau tuổi 45 bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, kéo theo sự thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Qua tuổi 50, khả năng để người phụ nữ múa hát, đáp ứng việc trông chừng liên tục các cháu giảm sút rõ rệt. Còn người giáo viên thể dục qua tuổi 50 gân cốt đã rão, bệnh xương khớp, bệnh thần kinh vận động, bệnh huyết áp, mỡ máu, men gan, tiểu đường - những nhóm bệnh đặc trưng xuất hiện với tỷ lệ cao ở người tuổi trung niên - khiến cho công việc dạy thể dục trở thành một sự cố gắng quá mức, đôi khi là cực hình.
Trên trang mạng xã hội “Cán bộ công đoàn - Nơi gắn kết và chia sẻ” mới đây chia sẻ thông tin, ngày 29/05/2020, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu theo Bộ luật Lao động 2019 tại Thái Nguyên, đối tượng là giáo viên lĩnh vực đặc thù mầm non và thể dục. Tại buổi khảo sát, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát 102 phiếu thăm dò; kết quả, 101 phiếu đề nghị tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non là 55 tuổi; 01 phiếu đề nghị áp dụng tuổi nghỉ hưu là 50.
Có thể thấy sự đồng thuận gần như tuyệt đối.
![]() |
Với giáo viên thể dục, sau 50 tuổi, khả năng vận động của họ cũng bị hạn chế nhiều. Ảnh giaoduc.net.vn |
Trước đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng tổ chức thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy trên trang fanpage của mình. Tính đến ngày 29/05/2020, đã có hơn 141.000 người tiếp cận bình chọn; 9.400 người tham gia bình chọn; 1.400 người bình luận; hơn 1.200 lượt chia sẻ. Trong đó, 96% ủng hộ phương án nghỉ hưu ở tuổi 55, chỉ có 4% ủng hộ nghỉ hưu ở tuổi 60.
Sự đồng thuận ở đây cũng áp đảo, gần như tuyệt đối.
Được biết, kết quả này sẽ được Công đoàn Giáo dục Việt Nam báo cáo với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; là cơ sở để tổ chức Công đoàn tham gia xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó có giáo viên mầm non và giáo viên thể dục.
Mong rằng nguyện vọng được nghỉ hưu ở tuổi 55 của họ được đáp ứng.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
