Nghiên cứu

Ngăn ngừa, giải quyết đình công bằng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ

LÂM CHÍ CÔNG
Tác giả: LÂM CHÍ CÔNG
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các địa phương trên cả nước diễn ra nhiều vụ đình công (Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình...) với sự tham gia của hàng chục nghìn công nhân. Thực trạng đó đòi hỏi có một cái nhìn khách quan, toàn diện và những giải pháp tổng thể, căn cơ để ngăn ngừa và giải quyết.
Ngăn ngừa, giải quyết đình công bằng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyễn Chí Công và đoàn công tác làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đình công. Ảnh: LC.

28 cuộc đình công sau Tết Nguyên đán

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, tại Nghệ An diễn ra 4 cuộc đình công, lớn nhất là tại Công ty TNHH Viet Glory (sản xuất giày dép) ở huyện Diễn Châu, tại Hà Tĩnh diễn ra 2 cuộc, Ninh Bình 5 cuộc... Phong trào có xu hướng lan rộng theo kiểu “phản ứng dây chuyền”. Theo tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến ngày 15/02, cả nước xảy ra 28 cuộc tranh chấp lao động, đình công, giảm 7 cuộc so với cùng kỳ năm 2021.

Trước hết, những yêu cầu của người lao động tại các cuộc đình công là chính đáng. Cụ thể, công nhân đề nghị tăng lương cơ bản, tăng chế độ độc hại; bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên, chế độ hỗ trợ cho người lao động mắc Covid-19; phản ánh việc trả lương tháng thứ 13 theo thời gian làm việc chưa công bằng. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân thái độ của một số quản lý người nước ngoài không đúng mực với người lao động…

Ngoài ra, cơ quan chức năng phát hiện chủ sử dụng lao động không tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp đối với người lao động; không công khai, minh bạch các chế độ của người lao động, thông tin của doanh nghiệp; tiền lương, tiền công, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca kém...

Kết quả chung của các cuộc đình công là chủ doanh nghiệp đã nhượng bộ, đồng ý đáp ứng toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của công nhân.

Đình công lan rộng, hệ lụy khôn lường

Mặc dù xuất phát từ các lý do chính đáng, tuy nhiên, việc công nhân đình công kéo dài và diễn ra ở nhiều doanh nghiệp theo hiệu ứng dây chuyền gây ra những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng. Trước hết, doanh nghiệp chịu thiệt hại rất lớn. Nếu doanh nghiệp có 10 nghìn công nhân, họ nghỉ việc 1 ngày mà vẫn phải trả lương, tương đương với số tiền bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng/ngày (200 nghìn đồng/công). Trường hợp vi phạm hợp đồng với đối tác bị xử phạt, thì thiệt hại có khi phải tính đến hàng trăm nghìn, hàng triệu USD. Hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp rơi vào thế chẳng đặng đừng nên phải nhượng bộ, nhưng sẽ làm phát sinh tâm lý e ngại, không thiện cảm với người lao động.

Đình công lan rộng sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, hậu quả nhà đầu tư, người lao động và Nhà nước đều thiệt hại, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý không ít đối tượng chỉ đạo, kích động công nhân ngừng việc với động cơ xấu.

Ngăn ngừa, giải quyết đình công bằng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Hàng trăm công nhân ở Công ty TNHH Meraki FM VN (tại KCN Đồng An, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngưng việc, không vào nhà máy vì cho rằng họ gặp nhiều khó khăn do Covid-19 nhưng chưa nhận được hỗ trợ. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Meraki FM VN cung cấp.

Bài toán tăng thu nhập cho người lao động

Người lao động cần được hưởng mức thu nhập, đãi ngộ xứng đáng và có môi trường làm việc thuận lợi để tái sản xuất sức lao động, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của mâu thuẫn trong quan hệ lao động hiện nay là mức lương, thu nhập của công nhân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu bình thường của cuộc sống. Hiện mặt bằng lương công nhân ở Nghệ An, Ninh Bình còn thấp so với công việc cùng ngành nghề ở các khu vực khác như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Sự việc công nhân doanh nghiệp FDI ở Diễn Châu đình công, một lần nữa cho thấy tính cấp thiết của vấn đề nâng cao thu nhập của công nhân lao động. Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam vì lợi thế nhân công giá rẻ. Họ đầu tư tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, không thể để cho người lao động quá khó khăn, vất vả mà cần có sự hài hòa lợi ích.

Theo đó, luật pháp về tiền lương cần có sự điều chỉnh, bên cạnh quy định mức lương tối thiểu vùng phải bảo đảm mức sống tối thiểu, cần bổ sung các tiêu chí khác như mức lương cho người lao động phải tương ứng với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, lương phải tăng hằng năm theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)…

Đồng thời, các địa phương trong quá trình thu hút đầu tư cần quan tâm, bổ sung tiêu chí “bảo đảm thu nhập cho người lao động” bên cạnh các tiêu chí như bảo đảm an toàn môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại… Cần coi việc đảm bảo thu nhập người lao động ở mức khá, có tích lũy là tiêu chí quan trọng cho kết quả, thành tựu trong thu hút đầu tư, không nên thu hút đầu tư bằng mọi giá.

Ngăn ngừa, giải quyết đình công bằng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
2.000 công nhân Công ty TNHH Cresyn Hà Nội (tại Bắc Ninh) đình công tập thể đòi tăng lương cơ bản, tăng phụ cấp và giải quyết chế độ phúc lợi. Ảnh: Quốc Hưng.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ

Tuy nhiên, công nhân cũng cần hiểu, chia sẻ và đồng hành doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kiến nghị tăng lương, bảo đảm các chế độ phúc lợi phải tiến hành thông qua các tổ chức và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn cần khẩn trương, rốt ráo vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động để xây dựng quan hệ lao động đúng luật, hài hòa và bền vững. Cần xây dựng, củng cố niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp. Đây là một giải pháp có tính căn cơ và bền vững, được tạo nên bởi sự minh bạch thông tin, tăng cường đối thoại, phát huy dân chủ, thiết lập kỉ cương để người lao động tin tưởng và gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp cần có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động như cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phòng chống dịch bệnh, nhà ở cho công nhân, hỗ trợ kết nối cung cầu lao động... để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Công đoàn Nghệ An: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động ngăn ngừa đình công Công đoàn Nghệ An: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động ngăn ngừa đình công

Ngay sau Tết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 4 cuộc đình công, ngừng việc tập thể của CNLĐ. Để thông tin ...

Giải quyết vấn đề di cư lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Giải quyết vấn đề di cư lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Thời gian qua, tình trạng di cư lao động (DCLĐ) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng diễn biến phức tạp, có ...

Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể  tại doanh nghiệp Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây, có nhiều cuộc ngừng việc tập thể do tranh chấp lao động xảy ra ở nhiều doanh nghiệp có vốn ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm