Nghiên cứu

Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp

Thu Nam
Tác giả: Thu Nam
Trong thời gian gần đây, có nhiều cuộc ngừng việc tập thể do tranh chấp lao động xảy ra ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Bản chất của các cuộc tranh chấp lao động đó chủ yếu là tranh chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Vai trò của Công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động Hàng trăm đoàn viên Công đoàn Viên chức TP. Đà Nẵng tham gia hiến máu tình nguyện Hàng trăm tỉ đồng chăm lo đoàn viên, người lao động năm 2021
Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể  tại doanh nghiệp
Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức truyền thông về văn hóa dân chủ cơ sở cho công nhân lao động tại Công ty TNHH Chế xuất Billionmax Việt Nam. Ảnh: THU NAM

Không có tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”, tất yếu xảy ra tranh chấp lao động

Bộ luật Lao động năm 1994, tại khoản 1 Điều 157 lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về tranh chấp lao động: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề”.

Kế thừa định nghĩa về tranh chấp lao động trên, Bộ luật Lao động năm 2019 đã định nghĩa: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động…". Bộ luật Lao động năm 2019 (Điều 5, Điều 6) quy định quyền, nghĩa vụ của các bên làm cơ sở tham gia xác lập quan hệ lao động như: Người lao động (NLĐ) được tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; được thỏa thuận với người sử dụng lao động (NSDLĐ) về mức lương, điều kiện làm việc… NSDLĐ có quyền tuyển dụng, bố trí, giám sát lao động… Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), tôn trọng nhân phẩm, danh dự của NLĐ…. Theo đó, các bên được tự do, tự nguyện trong việc thoả thuận nhằm xác lập các điều kiện lao động song trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, TƯLĐTT, các khoản phúc lợi… giữa các chủ thể có thể xuất hiện các xung đột, mâu thuẫn, bất đồng. Những mâu thuẫn, bất đồng này có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, TƯLĐTT khi một trong hai bên cho rằng bên kia vi phạm thoả thuận đã kí kết nhưng cũng có thể phát sinh khi một trong hai bên muốn thay đổi, bổ sung hay gia hạn hợp đồng, thoả ước. Đây là hiện tượng có tính tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, bởi vì khi tham gia quan hệ lao động, cả NLĐ và NSDLĐ đều đặt ra mục đích của mình và cố gắng để đạt được mục đích đó một cách tối đa. Một cách tự nhiên, NLĐ có xu hướng đòi hỏi tiền lương và các quyền lợi ở mức cao nhất có thể, trong khi NSDLĐ lại có xu hướng cắt giảm chi phí, tiền lương và các điều kiện lao động khác ở mức thấp nhất có thể. Vì vậy, khả năng xảy ra xung đột, bất đồng và phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi.

Một số nguyên nhân có nguy cơ gây tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể

Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh mâu thuẫn giữa các bên, giữa NSDLĐ và NLĐ không có tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”.

Doanh nghiệp còn thiếu sót trong việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho NLĐ

NSDLĐ tìm cách “lách luật” hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu, lợi dụng “khoảng trống cho phép” của Luật để chèn ép NLĐ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ: Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định loại hợp đồng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Doanh nghiệp đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động lần đầu với thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… đối với việc làm có tính chất thường xuyên và làm thế nào đó để thời gian chấm dứt hiệu lực hợp đồng đúng vào dịp Tết Nguyên đán (đã có doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực hợp đồng lao động vào đúng dịp Tết với số lượng gần 700 NLĐ). Như vậy, doanh nghiệp giảm bớt chi phí quà Tết, thưởng Tết, đời sống NLĐ khó khăn thêm khi bị mất việc hoặc việc làm thiếu tính ổn định, tiềm ẩn bức xúc.

Trong TƯLĐTT, nội dung tiền thưởng Tết doanh nghiệp chỉ đưa vào một cách chung chung, thiếu cụ thể. Hằng năm, doanh nghiệp tự đưa ra mức thưởng Tết không tham khảo ý kiến hoặc lấy ý kiến chiếu lệ của một bộ phận hoặc một nhóm người có thu nhập cao trong doanh nghiệp, không công bố công khai tại nơi làm việc. Do vậy, mức tiền thưởng không thỏa đáng với mức độ hoàn thành công việc trong một năm của NLĐ .

Bên cạnh đó, một số hợp đồng lao động có nhiều điều khoản không có lợi cho NLĐ (có nguyên nhân do thiếu năng lực soạn thảo hợp đồng), cộng thêm sự thiếu hiểu biết về pháp luật của NLĐ dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động xảy ra tranh chấp. Doanh nghiệp chưa chú trọng việc đảm bảo điều kiện làm việc cho NLĐ như: Môi trường làm việc chật hẹp, nóng bức, tiếng ồn quá mức quy định cho phép, không có phòng y tế, phòng ăn, nhà để xe, bảo hộ lao động…; chế độ chính sách lao động nữ không được quan tâm…

Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể  tại doanh nghiệp

Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức truyền thông về văn hóa dân chủ cơ sở cho công nhân lao động. Ảnh: THU NAM

Định mức lao động quá cao và xây dựng thang bảng lương quá chênh lệch giữa các vị trí việc làm, khiến cho NLĐ phải làm thêm giờ để hoàn thành định mức được giao, thời gian đó không được tính vào thời gian làm thêm giờ; NLĐ phải bỏ sức lực lao động để hoàn thành định mức lao động trong khi đó tổ trưởng là người được nhận tiền thưởng.

Không hòa hợp về văn hóa vùng miền, quốc gia, dân tộc

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang đầu tư ở Việt Nam có khác biệt về văn hóa vùng miền, quốc gia, bất đồng về ngôn ngữ, định kiến dân tộc… Do vậy, quan hệ lao động giữa giới chủ là người nước ngoài với NLĐ còn xảy ra mâu thuẫn như: Vẫn còn nặng tư tưởng xem thường phụ nữ, thiếu tôn trọng NLĐ, ban phát việc làm thu nhập, dùng những ngôn ngữ có tính chất xúc phạm, thóa mạ NLĐ thậm chí có hành vi dùng vũ lực đối với công nhân hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc; không quan tâm chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho NLĐ trong các dịp lễ, Tết…

Doanh nghiệp chưa xây dựng hoàn chỉnh cơ chế quản lý theo hướng chuyên nghiệp. Một số doanh nghiệp thuê người quản lý nhân lực, lao động, sản xuất thiếu năng lực, thiếu đạo đức nghề nghiệp, không am hiểu văn hóa nước sở tại nên việc thiết lập, điều hành hệ thống, quy trình quản lý tại doanh nghiệp còn thiếu sự đồng bộ, chủ quan, áp đặt, tùy tiện, vi phạm pháp luật lao động Việt Nam trong xây dựng thang bảng lương, nội quy lao động, hợp đồng lao động, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, thương lượng xây dựng TƯLĐTT…

Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể  tại doanh nghiệp
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cùng các cơ quan, ban, ngành thương lượng với doanh nghiệp tăng mức thưởng Tết thỏa đáng cho NLĐ nhân dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: THU NAM

Ý thức của NLĐ trong việc chấp hành nội quy lao động chưa tốt

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) có yêu cầu kỷ luật lao động cao. Trong khi đó, nhiều công nhân hiện nay vẫn chưa hình thành tác phong công nghiệp, thường vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn, làm việc riêng trong giờ làm việc, hút thuốc lá, không sử dụng đúng quy định về trang phục bảo hộ lao động trong khi làm việc, dễ bị kích động, lôi kéo, cục bộ địa phương… Khi bị phạt, các lao động bức xúc và phản ứng lại, từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa NLĐ và chủ doanh nghiệp.

Từ thực tế tại nhiều doanh nghiệp, mâu thuẫn không chỉ phát sinh giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, mà với chính bộ máy giúp việc là người Việt, đặc biệt ở bộ phận nhân sự, tài chính. Có trường hợp, bộ phận giúp việc cố tình gây khó dễ hoặc không đảm bảo các chế độ chính sách, gây bức xúc trong công nhân nhưng chủ doanh nghiệp không biết….

Một số giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể từ góc độ trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.

Dùng biện pháp ngừng việc tập thể để giải quyết những mâu thuẫn của NLĐ và chủ doanh nghiệp là không khả thi. Đình công, ngừng việc tập thể dù đúng hay không đúng theo quy định của pháp luật, đều làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội cũng như tại doanh nghiệp, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về vật chất cho doanh nghiệp, làm tổn thương mối quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ... Để phòng ngừa, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn dù là nhỏ nhất, ngay từ khi mới manh nha xuất hiện, có nguy cơ xảy ra tranh chấp, ngừng việc tập thể trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ và chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ góc độ trách nhiệm của tổ chức Công đoàn cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Vận động doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn (đối với các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn) và nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở (đối với các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở) trong tham gia xây dựng quy chế dân chủ tại nơi làm việc, kỹ năng thương lượng TƯLĐTT, kỹ năng thuyết phục, vận động NLĐ, hướng dẫn NLĐ giao kết hợp đồng lao động… là giải pháp tối ưu để phòng ngừa, hạn chế đình công, ngừng việc tập thể.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tới NLĐ, NSDLĐ về việc đồng hành, chia sẻ khó khăn, lấy quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của NLĐ làm động lực ổn định doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần dành một phần lợi nhuận để tổ chức các hoạt động gắn kết NLĐ với công ty, có kế hoạch tăng lương, thưởng Tết, các chế độ phúc lợi thỏa đáng được NLĐ chấp nhận. Ngược lại, việc phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của NLĐ. Mối quan hệ giữa NSDLĐ với NLĐ xác định là mối quan hệ cộng sinh.

Tuyên truyền, vận động NLĐ nâng cao ý thức chấp hành nội quy lao động, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi đua tăng năng suất lao động gắn bó chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp.

Tăng cường tổ chức tư vấn pháp luật về thực hiện chế độ chính sách tiền lương, chế độ thai sản, làm thêm giờ, ký kết hợp đồng lao động, chế độ thất nghiệp… Việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Không ký hợp đồng lao động có xác định thời gian, hoặc ngắn hạn đối với công việc mang tính thường xuyên. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho NLĐ và chủ doanh nghiệp, hạn chế để xảy ra tình trạng lao động ngừng việc tập thể.

Công đoàn cơ sở chủ động, phối hợp đề xuất với NSDLĐ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất để nắm bắt tâm tư nguyện vọng NLĐ, kịp thời giải quyết các vướng mắc tránh những nguy cơ tiềm ẩn xung đột giữa NLĐ và NSDLĐ.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thường xuyên nắm bắt thông tin bằng cách thiết lập các kênh thông tin từ cơ sở về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ, khó khăn chung của doanh nghiệp và NLĐ… để kịp thời đề xuất, kiến nghị, phối hợp tham gia kiểm tra giám sát cùng các cơ quan, ban, ngành chức năng giải quyết, tháo gỡ mầm mống mâu thuẫn trong quan hệ lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, công đoàn cấp trên kịp thời phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở, NLĐ, NSDLĐ đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lan rộng. Công đoàn vận động NLĐ giữ trật tự không làm theo sự kích động của một bộ phận có động cơ xấu gây ra những hành động trái pháp luật.

Như vậy, lợi ích của NLĐ, NSDLĐ (bên tạo ra lợi ích); lợi ích của Nhà nước (bên đảm bảo lợi ích) phải hài hòa, khăng khít giữa quyền lợi và nghĩa vụ; Công đoàn là người bảo vệ lợi ích trong tổng hòa mối quan hệ biện chứng hài hòa, ổn định và tiến bộ, các bên cùng nhau đồng hành, phát triển. Đồng thời, nó là cơ sở quan trọng để Công đoàn ngày càng gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam giai đoạn hiện nay góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.

Dừng thực hiện Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ về hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 Dừng thực hiện Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ về hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

Ngày 1/3, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh vừa ký Quyết định số 4292/QĐ-TLĐ về việc dừng thực hiện Quyết định ...

Công ty CP Ô tô 1-5 đã chốt phương án đóng BHXH cho người lao động Công ty CP Ô tô 1-5 đã chốt phương án đóng BHXH cho người lao động

Sau gần 1 năm đấu tranh đòi quyền lợi, người lao động của Công ty CP Ô tô 1-5 đã nhận được thông báo từ ...

Hàng trăm đoàn viên Công đoàn Viên chức TP. Đà Nẵng tham gia hiến máu tình nguyện Hàng trăm đoàn viên Công đoàn Viên chức TP. Đà Nẵng tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 26/2, Công đoàn Viên chức TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình "Ngày hội hiến máu tình nguyện" trong đoàn viên, công chức, viên ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm